• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thuê đất trồng cam trở thành tỷ phú

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 02/08/2016
Ngày cập nhật: 3/8/2016

Từ nghèo khó, đi thuê đất trồng cam, 4 anh em giờ đây nổi tiếng cả vùng Vĩnh Xuân, Tích Thiện (Trà Ôn) đến Cầu Kè (Trà Vinh). Họ đã chứng minh mình xứng đáng như tên được cha mẹ đặt cho là Sang- Giàu- Lẫm- Liệt.

Trong đó, nổi trội nhất là ông Hai Sang (Huỳnh Văn Sang, 52 tuổi, ngụ ấp Gò Tranh, xã Vĩnh Xuân) nổi tiếng khắp vùng là một tỷ phú cam sành bởi chỉ tính riêng mùa vụ rồi, vườn cam sành của gia đình ông bán được khoảng 15 tỷ đồng.

Khu đất 70 công, ông Hai Sang thuê của hơn 20 hộ, vừa lên liếp trồng được hơn tháng.

Khởi nghiệp từ 2 công vườn tạp

Ông Sang vốn sinh ra và lớn trên vùng đất xã Tam Ngãi (Cầu Kè, Trà Vinh). Năm 1990, khi lập gia đình, cha mẹ ra riêng chỉ có 2 công đất vườn tạp.

Sau nhiều tháng khai hoang lập vườn, ông quyết định trồng cây cam sành. Do ban đầu chưa có kỹ thuật nên 3 lứa cam đầu (khoảng 10 năm) chỉ tạm nuôi vợ và 2 đứa con.

Quyết không chịu thua cây cam sành, ông đi đến các xã giáp ranh ở Vĩnh Long là Tích Thiện, Vĩnh Xuân (Trà Ôn) để thuê đất lập nghiệp. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần thất bại cùng với tìm gặp được vùng đất phù hợp với cây cam sành, mùa vụ đầu đã cho gia đình ông trúng đậm.

Sau nhiều vụ trúng mùa cam liên tiếp, đến năm 2010, ông đã mua được 2ha đất vườn ở xã Vĩnh Xuân để lập nghiệp, đồng thời, thuê cả 100ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả của bà con để lên liếp lập vườn trồng cam sành. Với thành công trên, ông hướng dẫn cho 3 người em trai tiếp tục làm giàu.

Ngoài ra, những người có vài công vườn trồng cam, ông Hai sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật bón phân, làm bông; thậm chí ông đến tận vườn để làm bông giúp cho những hộ nghèo, ít đất.

Theo ông Hai Sang, cây cam sành rất khó trồng, nhưng khi hiểu được kỹ thuật thì rất dễ. Trước hết, phải chọn vùng đất phù hợp sau là sử dụng phân bón vừa phải, tránh tình trạng lạm dụng phân thuốc quá liều vừa làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vừa làm cây cam mau tàn.

“Vùng đất thích hợp cho cam là nơi đất ruộng khi đào xuống khoảng 2 lớp leng (khoảng 6 tấc) đụng tầng đất sét là tốt nhất, bởi nếu cạn quá khi rễ ăn đụng đất sét sẽ làm đỏ lá và hư cây ngay.

Khi trồng phải giữ mực nước cách mặt liếp khoảng 5 tấc và mỗi cây cam trồng cách nhau 1,6m là thích hợp nhất. Mỗi công đất trồng khoảng 300- 350 cây.

Lứa đầu tiên từ khi trồng đến khi cho làm bông khoảng 17 tháng và 10 tháng sau sẽ thu hoạch bảo đảm trúng mùa”- ông Sang chia sẻ.

Đại gia đình cam sành

Ông Hai Sang giới thiệu vườn cam của em trai ông- ông Huỳnh Văn Lẫm- cũng cho năng suất không kém cam của ông.

Đến nay, vừa đất nhà, vừa đất thuê, ông Hai Sang có trong tay gần 20ha (khoảng 200 công) cam đã và chuẩn bị thu hoạch. Trong đó, có 110 công đang thu hoạch năm thứ 3.

Trong vụ vừa qua, vườn cam của ông bán được gần 15 tỷ đồng. Ông nhẩm tính: Vườn cam nhà vụ rồi năng suất khoảng 7 tấn/công, với giá 30.000 đ/kg thì mỗi công cho thu hoạch trên 200 triệu đồng. Với 100 công thu về khoảng 20 tỷ, trừ chi phí cũng lời khoảng 15 tỷ đồng.

Ông Hai Sang cho biết thêm, việc thuê đất của nhiều người ở cùng một cánh đồng để dễ quản lý, nhưng cũng rất khó có cơ hội thuê tập trung.

Tuy nhiên, khi cho thuê xong, nhiều người cảm thấy phấn khởi vì vừa được số tiền để làm ăn vừa giữ được đất của mình. “Có nhiều trường hợp vì gia cảnh bệnh tật, nghèo khó, phải cầm cố đất, nếu không có tiền chuộc sẽ mất đất.

Khi tôi thuê trả tiền một lần cho 5 năm, họ mừng vì có được tiền chuộc lại đất, vừa trả được nợ. Sau 5 năm, đất cũng còn của họ, muốn cho thuê nữa thì cho, không thì cũng còn đất để sản xuất”- ông Hai Sang chia sẻ.

Hiện gia đình ông có khoảng 10 công nhân làm việc thường xuyên, đến khi vào vụ số lao động nâng lên 20- 30 người. Trong số những công nhân của ông có nhiều người là “lính ruột” cũng được đền đáp rất thỏa đáng.

Cụ thể, trong khu vườn trồng cam, ông cho một vài nhân công chăm sóc vườn cam của mình mỗi người vài công, khi bán trừ chi phí, ông chia phần lời theo số đất chia để lấy tiền.

Trong đó, nhiều lao động hay bạn bè của ông cũng đã trở thành triệu phú cam ở xứ này do chính ông hướng dẫn kỹ thuật.

Điều khá đặc biệt ở ông Hai Sang là khi về với vùng đất này, hỏi đến ông Hai Sang trồng cam thì ai ai cũng biết đến đại gia đình trồng cam của ông. Gia đình có 9 anh em, nhưng 4 người con trai chuyên trồng cam trở nên giàu đúng như tên tuổi của cha mẹ đặt cho là Sang- Giàu- Lẫm- Liệt.

Cụ thể: Ông Hai Sang có gần 20ha đang cho trái, ông Ba Giàu có 3ha, ông Tư Lẫm 15ha và ông Năm Liệt với 7ha. Tất cả đều giàu lên nhờ cây cam sành.

Hỏi về cách thu- chi, ông Hai Sang nói vui mà thiệt: “Tiền thì có nhiều nhưng tôi có cầm được tỷ nào đâu, tất cả đều giao dịch vào ngân hàng hết. Tôi vừa thuê 70 công đất của hơn 20 hộ dân ở gần nhà với số tiền mỗi công từ 5-6 triệu đồng/công/năm, đưa tiền trước 5 năm ra 30 triệu đồng/công.

Tính từ việc trả tiền thuê đất đến thuê người lên tiếp và mua cây giống về trồng cũng hết khoảng 5 tỷ rồi. Việc thuê đất tôi đều trả tiền trước. Sau khi ký hợp đồng, tất cả bà con ra ngân hàng lãnh tiền một lượt, tôi không đụng đến đồng nào”.

Anh Cao Nguyên Khanh- cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Xuân- cho biết: Gia đình mấy anh em của ông Hai Sang ai cũng tốt, hướng dẫn tận tình kỹ thuật trồng cam ở địa phương.

Nhờ vậy, những vườn cam trồng gần vườn của mấy anh em ông Hai Sang đều trúng theo. Nhiều người dân địa phương thoát nghèo, vươn lên khá giàu cũng nhờ anh em của ông Hai Sang hướng dẫn kỹ thuật.

Ngoài ra, mấy anh em của ông Hai cũng là Mạnh thường quân của xã Vĩnh Xuân và xã Tam Ngãi quê hương ông.

Không chỉ làm vườn giỏi, mà ông còn lo nuôi dạy 2 đứa con và cho ăn học đàng hoàng. Hiện, 2 đứa con của ông cũng vừa học xong đại học, đứa con gái lớn đã lấy chồng, đứa con trai tốt nghiệp ĐH thì ông Hai để nó đi làm mướn để học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống. “Tui để nó đi đây đi đó làm mướn để có vốn sống sau này. Còn nó muốn tiếp tục học nữa thì cũng tốt”.

HÙNG HẬU

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang