• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản - Triển vọng mới cho ngành hàng thế mạnh

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 01/01/2016
Ngày cập nhật: 3/1/2016

Năm 2015 là cột mốc đáng nhớ đối với nhà vườn trồng xoài ở Đồng Tháp khi sản phẩm xoài cát chu của địa phương chính thức được thị trường Nhật Bản đón nhận. Qua đó, đánh dấu những thành tựu bước đầu trong tiến trình xây dựng chuỗi giá trị gia tăng cho ngành hàng xoài ở Đồng Tháp.

Thu hoạch xoài chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Vươn mình hội nhập

Đầu tháng 11 vừa qua, ngành nông nghiệp Đồng Tháp nói chung và đông đảo nhà vườn trồng xoài ở Đồng Tháp nói riêng vui mừng chào đón sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành nông nghiệp của địa phương, khi trái xoài cát chu lần đầu tiên có mặt ở các siêu thị lớn của Nhật Bản.

Để đưa trái xoài cát chu vào thị trường Nhật Bản, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã nỗ lực trong việc định hướng, thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân trong suốt thời gian dài. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho xoài cát chu “xuất cảnh” sang Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật Bản chấp thuận. Và ngay khi cánh cửa cơ hội mở ra, 3 tấn xoài cát chu được “xuất cảnh” và bày bán tại 209 điểm bán hàng của siêu thị Aeon trên toàn Nhật Bản với hai mức giá sau thuế là 77.000 đồng/trái và 116.000 đồng/trái.

Ông Phạm Tấn Minh - thành viên Tổ hợp tác sản xuất xoài an toàn phường 6, TP.Cao Lãnh phấn khởi: “Vừa qua tôi bán cho Công ty Good Life 3 tấn xoài, với mức giá 30 ngàn đồng/kg, cao hơn khoảng 4 ngàn đồng/kg so với xoài cùng loại được sản xuất bình thường bán ở thị trường nội địa. Để sản xuất xoài đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu sang Nhật Bản thật sự không quá khó như nhiều nhà vườn vẫn tưởng. Điểm mấu chốt là phải sản xuất theo quy trình an toàn, bên cạnh đó cần thay đổi thói quen trong một số khâu như: đảm bảo quy trình bao trái, tuyển trái, thu hoạch... thì tỷ lệ xoài đạt yêu cầu xuất khẩu sẽ cao. Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội lớn để xoài Đồng Tháp tiếp tục vươn xa hơn vào các thị trường khó tính khác.

Thay đổi để thích ứng với “sân chơi mới”

Việc thị trường Nhật Bản đang “mở cửa” đối với sản phẩm xoài cát chu sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàng thế mạnh này của tỉnh. Tuy nhiên, để chủ động với “sân chơi mới” này, người nông dân cần phải năng động hơn, kịp thời có những điều chỉnh và thay đổi kỹ thuật sản xuất hợp lý nhằm tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu từ đối tác.

Hiện tại, phần lớn sản phẩm xoài được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đều dưới dạng trái cây tươi. Do đó, bên cạnh việc đáp ứng quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về rào cản kỹ thuật phía đối tác Nhật quy định thì sản phẩm xoài tươi xuất khẩu còn phải đảm bảo các tiêu chí: đẹp về hình thức, đồng nhất về kích cỡ, màu sắc và chất lượng... Vì vậy, đây là một trong những rào cản không nhỏ mà nhà vườn ở Đồng Tháp cần phải vượt qua khi muốn bán được xoài sang thị trường tiềm năng này.

Ông Huỳnh Thanh Bá - Phó Giám đốc Hợp tác xã xoài Mỹ Xương chia sẻ: “Dù sản lượng xoài của địa phương tương đối lớn, song trải qua các quy định nghiêm ngặt của nhà nhập khẩu thì tỷ lệ đạt yêu cầu xuất khẩu chỉ từ 20 - 25%. Điều này làm giảm lợi nhuận đáng kể của người nông dân. Một số nhược điểm mà nhiều nhà vườn vẫn còn vướng trong thời gian qua là: nông dân tái sử dụng túi bao trái, gây ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trái xoài, thu hoạch và vận chuyển theo phương thức cơ học gây xây xát bề mặt vỏ trái, kích cỡ trái không đồng đều...

Ông Võ Hạnh Thìn - Trưởng phòng Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cho biết: “Để xuất khẩu được sang Nhật Bản, trái xoài không chỉ đảm bảo các quy chuẩn về sản xuất an toàn mà còn phải đẹp về hình thức, trọng lượng và phẩm chất phải tương đối đồng đều. Để xoài đạt tỷ lệ xuất khẩu cao, trong giai đoạn bao trái nhà vườn phải tuyển chọn trái thật kỹ, loại bỏ những trái dị dạng, hình thức không đạt yêu cầu, tuyệt đối không sử dụng túi bao trái tái chế. Đối với giai đoạn thu hoạch nhà vườn cần lưu ý: xoài khi thu hoạch phải cắt chừa cuống khoảng 3 - 5cm và giữ trái nguyên trong túi bao. Khi hái xong, cần bảo quản kỹ lưỡng không được để xoài sau khi thu hoạch dưới đất để tránh bụi bẩn, vi sinh vật bám vào, phải giữ cho trái xoài không bị trầy xước trong quá trình hái...”.

Tuy nhiên, để có được vùng nguyên liệu xuất khẩu ổn định không riêng ngành nông nghiệp cố gắng mà phải có sự chung tay, đồng lòng của người nông dân. Ông Nguyễn Thành Tài - Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp phân tích, việc xoài Đồng Tháp xuất khẩu được sang thị trường Nhật Bản không những mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành hàng xoài, giúp tăng lợi nhuận cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp mà đây còn là cơ hội để người nông dân nâng cao kỹ thuật và trình độ sản xuất, từng bước tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Để chuỗi sản xuất này bền vững, ngành nông nghiệp rất cần có sự chung tay từ người nông dân trong thời gian tới.

Minh Nhật

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang