• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sơn La: Cây nhãn ghép lên ngôi

Nguồn tin: Báo Sơn La, 04/07/2016
Ngày cập nhật: 5/7/2016

Xã Chiềng Khương là vùng nhãn tập trung của huyện Sông Mã (Sơn La). Những ngày này, về xã Chiềng Khương, đâu đâu cũng nghe câu chuyện của bà con về cây nhãn ghép đang lên ngôi, góp phần phát triển kinh tế và đời sống xã hội của bà con vùng biên cương này.

Vườn nhãn ghép ở xã Chiềng Khương (Sông Mã) phát triển tốt.

Chúng tôi đến bản Quyết Thắng - nơi được mệnh danh là vựa nhãn ghép lớn nhất của xã Chiềng Khương. Từ bên này cầu cứng Chiềng Khương bắc qua sông Mã, phóng tầm mắt sang bờ sông bên kia thuộc địa phận bản Quyết Thắng, từng đồi nhãn xum xuê trĩu quả đang thời kỳ vào mật cong cành phủ kín cả một vùng. Anh Đoàn Ngọc Sáng, chủ trang trại 1,7 ha nhãn ghép hồ hởi thông tin: “Gia đình hiện đã ghép thành công 740 gốc, năm ngoái thu hơn 40 tấn quả, năm nay ước thu khoảng 50 tấn, với giá như hiện nay sẽ cho thu không dưới 1 tỷ đồng. Tìm hiểu thêm, được biết, bản Quyết Thắng có 68 hộ, 70 ha trồng nhãn thì đã có hơn 30 ha chuyển sang nhãn ghép, vụ nhãn năm nay dự kiến thu hơn 600 tấn quả, thu ít nhất trên 15 tỷ đồng. Nhờ chuyển đổi sang phát triển nhãn ghép nên đời sống kinh tế của bà con trong bản ổn định, không có hộ nghèo và là bản có thu nhập cao nhất xã Chiềng Khương.

Tìm hiểu về kỹ thuật thâm canh nhãn ghép mang lại hiệu quả, chất lượng cao, anh Đoàn Ngọc Sáng không giấu giếm: Cây nhãn cổ thụ để lấy mắt ghép phải là gốc giống nhãn lồng Hưng Yên vốn có quả to, cùi dày. Sau khi ghép thành công theo quy trình hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cơ sở, nhãn ghép phải được chăm sóc thường xuyên. Đặc biệt, chú trọng khâu chăm bón, tỉa cành sau khi thu hoạch; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn để được sản phẩm quả to, mọng, đẹp mã, hạn chế nứt nẻ, đảm bảo chất lượng cho đến khi thu hoạch.

Tuy diện tích nhãn không nhiều như bản Quyết Thắng, nhưng bà con bản Búa cũng đã ghép vườn nhãn bản địa bằng giống nhãn Hương Chi, nhãn chín muộn chất lượng cao. Anh Lò Văn Nhiệm, Trưởng bản Búa cho biết: Bản Búa hiện có trên 20 ha nhãn, đến nay đã có 8 ha chuyển sang nhãn ghép, riêng nhà tôi có 1 ha nhãn địa phương đều đã được đốn hạ để ghép mắt nhãn chất lượng cao. Tuy mới ghép từ năm 2012, nhưng do chăm bón tốt, đúng quy trình theo cán bộ khuyến nông huyện tập huấn, đến nay đã cho thu hoạch, cây cho quả nhiều nhất đạt 3 tạ, với giá 25 nghìn đồng/kg bán đổ tại vườn thì vụ nhãn năm nay gia đình ước thu không dưới 400 triệu đồng. Trong bản có gia đình anh Lò Văn Nam, Lò Văn Linh tiên phong chuyển toàn bộ diện tích 1,5 ha nhãn thường của gia đình sang ghép mắt, dự kiến vụ nhãn năm nay ước đạt trên 30 tấn quả/hộ, cho thu trên 700 triệu đồng/hộ, bà con phấn khởi lắm!

Được biết, để có được giống nhãn ghép chất lượng cao như hiện nay, từ năm 2010, huyện Sông Mã được Sở Nông nghiệp & PTNT Sơn La phối hợp Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương chọn xây dựng nhiều mô hình nhãn ghép, mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua những mô hình này, bà con xã Chiềng Khương đã tranh thủ thời cơ, phát huy tiềm năng lợi thế, mạnh dạn cải tạo vườn nhãn, phát triển đại trà nhãn ghép theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, góp phần nâng cao và ổn định mức thu nhập cho hộ trồng nhãn. Hiện, xã Chiềng Khương có 330 ha nhãn, trong đó đã có 1/3 diện tích chuyển sang nhãn ghép hàng hóa chất lượng cao, nếu tính bình quân 20 tấn/ha thì sản lượng hằng năm ước đạt trên 2.000 tấn quả, thu nhập từ nhãn ghép không dưới 50 tỷ đồng. Nhờ phát triển nhãn ghép đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 16,5 triệu đồng/năm. Sau vụ thu hoạch tới, xã Chiềng Khương tiếp tục chuyển đổi trên 50% diện tích nhãn thuần hiện có sang nhãn ghép, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 18,5 triệu đồng/người/năm; hoàn thành 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch nhãn, điều mà bà con xã Chiềng Khương băn khoăn là diện tích nhãn ghép phát triển tự phát ở các hộ gia đình nên giá bán ra chưa thống nhất, chưa có tổ chức hay cá nhân đứng ra can thiệp bình ổn giá. Bà con vùng nhãn Chiềng Khương mong muốn có sự vào cuộc của ngành Nông nghiệp & PTNT và huyện, xúc tiến xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng vùng sản xuất nhãn an toàn và bảo quản sau thu hoạch; thành lập HTX để đảm bảo đầu ra, ổn định giá cả cho bà con.

Anh Đức

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang