• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa xoài buồn

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 24/06/2016
Ngày cập nhật: 28/6/2016

Năm nay, hạn hán kéo dài, sâu bệnh hoành hành nên sản lượng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chỉ đạt khoảng 50%. Do sản lượng thấp nên giá được đẩy lên cao và xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán.

Tranh mua, tranh bán

Những ngày này, vụ xoài sắp kết thúc nên không khí mua bán tại các vựa xoài ở Cam Lâm trở nên trầm lắng. Tại vựa xoài của ông Lê Khánh Huynh (thôn Đồng Cau, xã Suối Tân), lác đác vài người còn đem xoài đến bán. Trao đổi với chúng tôi, ông Huynh cho biết, năm nay, xoài mất mùa nên sản lượng giảm đến 50%. Từ đầu mùa đến nay, vựa chỉ thu mua được khoảng 30 tấn. Do cung giảm nên giá đẩy lên cao. Xoài Thủy Triều đầu vụ (loại 1) giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, có lúc đến 18.000 đồng/kg; xoài Úc 45.000 đồng/kg; xoài tứ quý 15.000 đồng/kg... “Năm nay, các vựa làm ăn khó khăn, sản lượng không có nên không tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc lại không nhập hàng, chỉ “ăn” xoài Úc, Đài Loan nên hàng chủ yếu tiêu thụ nội địa”, ông Huynh nói.

Thu hoạch xoài Úc

Tại vựa xoài Cúc trên Quốc lộ 1A, địa bàn xã Cam Hòa không khí thu mua tẻ nhạt. Bà Cúc ngồi tính lại sổ sách, vài công nhân đang sắp xếp thùng xoài, chuẩn bị cho đợt hàng cuối. Quan sát xung quanh vựa, chúng tôi nhận thấy lượng xoài thu mua được rất ít, chất lượng không tốt như mọi năm, trái nhỏ. Tranh thủ vài phút quay ra tiếp chuyện, bà Cúc cho biết, hiện nay, vựa chỉ thu mua xoài Thủy Triều và xoài bồ, bởi các loại xoài mà thị trường Trung Quốc cần rất khó tranh mua. Vì vậy, hàng đưa ra phía bắc chỉ tiêu thụ tại các chợ trong nước như: Hà Nội, Hải Dương… Tuy nhiên, hiện nay, xoài cũng “đụng” hàng trái cây miền bắc như nhãn, vải thiều, đồng thời thời tiết mưa nắng thất thường nên tiêu thụ rất chậm.

Do mất mùa nên xoài chất lượng kém.

Theo một số chủ vựa, thương lái Trung Quốc cắm chốt tại Cam Lâm thu mua xoài Úc, đẩy giá lên cao khiến không ít chủ vựa phải chuyển sang tiếp tay cho thương lái Trung Quốc. Những ngày gần đây, khi gần hết vụ, thương lái Trung Quốc rút đi, nên xoài chủ yếu được tiêu thụ trong nội địa.

Sâu bệnh hoành hành

Nắng nóng kéo dài, các loại sâu bệnh phát sinh khiến nhà vườn phải vất vả đối phó. Ông Diệp Thế Thanh (xã Cam Hải Tây) vốn có nhiều kinh nghiệm trong nghề trồng xoài, nhưng năm nay cũng đành bó tay. “Nắng hạn, sâu bệnh quá dữ, nhất là dịch bọ trĩ, xịt bao nhiêu thuốc cũng không hết, xịt xong bọ trĩ có giảm song chỉ được vài ngày lại tái phát. Riêng tiền thuốc bảo vệ thực vật đã ngốn hết 70 triệu đồng”, ông Thanh cho biết. Diện tích vườn xoài của ông 3,7ha, trong đó hầu hết là xoài Úc vừa chuyển đổi, còn lại 5 sào (5.000m2) xoài Thủy Triều cho sản lượng 15 tấn, giảm hơn 50% so với các niên vụ trước.

Tăng cường phun thuốc diệt bọ trĩ tại vườn xoài ông Nguyễn Hữu Tuấn

Ông Nguyễn Hữu Tuấn (thôn Tân Hải, Cam Hải Tây) là một chủ vườn “chung thủy” với cây xoài Thủy Triều không chuyển đổi sang xoài Úc. Vườn xoài nhà ông vẫn giữ nguyên những gốc xoài cổ thụ mấy vòng ôm. Ông Tuấn chia sẻ: “Thời gian đầu, xoài ra bông khá ổn định, không bị sâu bệnh, trái lớn, nhưng những lứa sau gặp mưa lai rai, bọ trĩ phát triển mạnh khiến da xoài sần sùi, thâm đen, trái đèo… Tuy nói là có thuốc đặc trị, bà con hay dùng loại thuốc hiệu cây táo nhưng hiện nay thuốc này cũng không còn hiệu nghiệm, bởi đã có hiện tượng kháng thuốc”. Dịch bọ trĩ hoành hành khiến sản lượng của vườn xoài ông Tuấn giảm đáng kể, chỉ đạt 6 - 7 tấn. Tuy là nhà vườn có số lượng xoài lớn và giá cao, nhưng do chi phí cao, sản lượng thấp, tất toán vụ xoài, ông Tuấn chỉ dư 100 triệu đồng, tạm đủ trang trải và đầu tư cho vụ tới.

Tập kết xoài đến vựa

Bên cạnh nạn bọ trĩ tác oai tác quái, người trồng xoài Cam Lâm còn lo tất bật chống hạn. Ông Trần Văn Linh (thôn Tân Hải, Cam Hải Tây) cho biết, ông vừa đầu tư đào ao với chi phí 20 triệu đồng, kéo ống dài hàng trăm mét tưới cho vườn xoài. Tình trạng nắng hạn làm cho cây xoài yếu sức, hạn chế bông, sản lượng giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hải Tây - địa phương có diện tích xoài lớn nhất huyện với gần 1.000ha, cho biết: “Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị diệt bọ trĩ, bà con phun 2 - 3 đợt là xảy ra kháng thuốc. Hội Nông dân xã kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm kiếm loại thuốc đặc hiệu diệt bọ trĩ, giúp nông dân ngăn chặn dịch”.

Tập kết xoài đến vựa

Sắp có nhãn hiệu xoài Cam Lâm

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, tổng diện tích xoài toàn huyện khoảng 4.000ha, chủ lực là xoài Thủy Triều. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, xoài Úc có giá nên diện tích chuyển đổi ồ ạt, hiện lên tới 1.700 - 1.800ha. Năm nay, xoài mất mùa do nắng hạn, nạn bọ trĩ hoành hành làm giảm sản lượng đáng kể. Huyện đang kiến nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu vấn đề này. Trước mắt, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân dùng vòi nước cao áp phun mạnh để rửa sạch vết sâu bệnh, kết hợp nhiều loại thuốc phun xịt tránh kháng thuốc. “Hiện nay, dự án trồng xoài tiết kiệm nước triển khai tại 3 điểm: Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức, mỗi điểm 10 - 20ha. Dự án nhân rộng 1.500ha/3 địa phương này vẫn chưa thể triển khai vì chưa có vốn”, ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.

Người trồng xoài Cam Lâm vẫn ngán ngẩm tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, nên mong quả xoài sớm có thương hiệu để uy tín được nâng cao. Theo ông Trương Văn Châu - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng Cam Lâm, thương hiệu quả xoài Cam Lâm vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể và huyện sắp tổ chức công bố thương hiệu. Các công việc còn lại là vận động thành lập các tổ triển khai thương hiệu, tập huấn quy trình, cách thức, quy định sử dụng nhãn hiệu và khảo sát số hộ trồng xoài tăng giảm mỗi năm để quản lý tem, tránh tình trạng thất thoát…

Vĩnh Lạc

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang