• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lào Cai hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 22/06/2016
Ngày cập nhật: 23/6/2016

Tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp để các doanh nghiệp thông quan thuận lợi, không để xảy ra tình trạng ùn ứ vải tại cửa khẩu.

Tinh hoa đặc sản ba miền

Huyện Thanh Hà là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất tỉnh Hải Dương với nhiều nông sản có thế mạnh như vải, ổi, chanh, quất, chuối… Trong đó, phần lớn người dân trồng cây vải đặc sản. Tháng 1 năm nay, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận kỷ lục Việt Nam cho cây vải thiều lâu năm nhất tại thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn. Đây chính là cây vải Tổ. Từ cây vải Tổ đầu tiên, dưới bàn tay cần mẫn của con người, diện tích trồng vải Thanh Hà cứ nhân rộng ra, ban đầu chỉ trong huyện Thanh Hà rồi tới các địa phương khác của tỉnh Hải Dương, sau đó lan sang cả tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh... Nhờ có chất lượng ngon, vải thiều Thanh Hà trở thành thương hiệu nổi tiếng. vải thiều Thanh Hà vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ, có mùi thơm, vị ngọt sắc. Trong khi đó vải thiều Bắc Giang thường có vỏ dày, hạt to, vị ngọt nhưng có lẫn một chút vị chát.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương giới thiệu về vải thiều Thanh Hà tại hội nghị tiếp xúc với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu vải thiều, được tổ chức tại tỉnh Lào Cai vào ngày 27/5 vừa qua.

Đến nay, vải thiều Thanh Hà đã nhận nhiều giải thưởng, tiếp tục khẳng định uy tín, chất lượng của một nông sản nức tiếng xa gần. Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Thanh Hà. Năm 2012, vải thiều Thanh Hà thuộc tốp 50 sản phẩm uy tín, chất lượng do Trung ương Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn. Năm 2013, vải thiều Thanh Hà thuộc tốp 10 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn. Năm 2014, vải thiều Thanh Hà được bình chọn “Tinh hoa đặc sản ba miền”, “Tốp 10 sản phẩm uy tín chất lượng”. Năm 2015, vải thiều Thanh Hà tiếp tục nhận giải thưởng “Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng năm 2015”. Tháng 1-2016, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận cây vải Tổ ở thôn Thuý Lâm (xã Thanh Sơn) là cây vải thiều lâu năm nhất. Đầu tháng 6 vừa qua, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận vải thiều Thanh Hà đạt “Thương hiệu thực phẩm an toàn, tin dùng năm 2016”.

Chất lượng và an toàn

Huyện Thanh Hà hiện có gần 4.000 ha vải, hằng năm sản lượng bình quân đạt từ 25.000 - 28.000 tấn. Thời gian qua, chính quyền tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà đã dành nhiều nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu cho quả vải Thanh Hà. Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: “Xác định cây vải là cây ăn quả thế mạnh của địa phương nên huyện đã có định hướng phát triển lâu dài cho quả vải. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ người dân, huyện đã quy vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để người dân áp dụng những quy trình, công nghệ mới để nâng cao chất lượng quả vải. Hiện nay, toàn huyện có hơn 100 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài diện tích vải VietGAP, huyện thường xuyên chỉ đạo người dân làm theo quy trình này ở diện tích còn lại để đáp ứng yêu cầu thị trường”.

Sự hỗ trợ của chính quyền đã giúp người dân Thanh Hà tích cực chăm sóc cây vải. Ngay sau khi thu hoạch, người dân tập trung tỉa cành, bón phân... Nông dân địa phương đã kết hợp nhuần nhuyễn những kinh nghiệm thâm canh truyền thống với các tiến bộ kỹ thuật mới để quả vải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Là một trong những hộ đầu tiên sản xuất vải theo quy trình VietGAP, chị Phạm Thị Liêm ở thôn An Lão, xã Thanh Khê cho biết: "Áp dụng kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật canh tác theo quy trình VietGAP đã mở ra cơ hội mới, giúp quả vải Thanh Hà đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, làm giàu cho người dân". Đã 4 năm sản xuất vải theo quy trình VietGAP, quả vải của gia đình chị Liêm luôn đồng đều, mẫu mã đẹp, giữ được mùi thơm và vị ngọt đặc trưng nên doanh nghiệp, thương lái rất thích mua. Vì thế, chị Liêm thường bán vải VietGAP cao hơn so với vải thường từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Nhờ áp dụng quy trình VietGAP mà những năm gần đây vải thiều Thanh Hà đã chinh phục những thị trường "khó tính" nhất như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.

Hợp tác hiệu quả

Ngoài tiêu thụ trong nước, thời gian qua, tỉnh Hải Dương nói chung, huyện Thanh Hà nói riêng rất quan tâm tìm thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc. Hiện nay, thị trường Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng vải thiều Thanh Hà, trong đó xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt khoảng 20%. aihALãnh đạo chính quyền hai tỉnh, các cơ quan liên quan thường xuyên phối hợp để vải thiểu Thanh Hà tiêu thụ thuận lợi.

Các xe chở vải thiều đang làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai).

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết thêm: Huyện luôn chú trọng tiêu thụ vải ở thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai. Mỗi năm huyện đều cử cán bộ đi khảo sát và xúc tiến thương mại tại tỉnh Lào Cai. Nét mới trong mùa vải năm 2016 là huyện đã tham gia 4 hội nghị xúc tiến thương mại tại 4 tỉnh, thành: Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại các hội nghị này, vải thiểu Thanh Hà đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp, tư nhân đến tìm hiểu, đặt mua. Ngoài ra, huyện cũng đã có công văn đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại các tỉnh tiếp tục hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp để tiêu thụ vải thiều.

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã phối hợp hiệu quả với tỉnh Hải Dương và phía Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu vải thiều Thanh Hà. Các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chất lượng vải thiều Thanh Hà; làm nhanh các thủ tục về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kê khai, kiểm dịch; tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, thương lái... Tại hội nghị tiếp xúc với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua, ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: "Hằng năm tỉnh Lào Cai đều phối hợp tích cực với các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hải Dương và các đối tác Trung Quốc tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ Việt - Trung, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ Trung Quốc - Nam Á và hội chợ hàng hóa xuất khẩu Côn Minh - Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cam kết phát huy hiệu quả cầu nối của cửa khẩu quốc tế Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nhất tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động đã rút ngắn thời gian vận chuyển. UBND tỉnh Lào Cai triển khai nhiều biện pháp để các doanh nghiệp thông quan thuận lợi, không để xảy ra tình trạng ùn ứ vải tại cửa khẩu".

MINH NGUYÊN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang