• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thanh long "sạch" vẫn khó về đầu ra

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 08/06/2016
Ngày cập nhật: 11/6/2016

Chăm sóc thanh long theo quy trình VietGAP tại vườn của ông Mai Văn Tiết (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc).

Được triển khai thực hiện từ năm 2009, đến nay mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bước đầu phát huy hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Tuy nhiên do giá bán vẫn “cào bằng” với các loại thanh long trồng theo cách thông thường nên nhiều nông dân chưa “mặn mà” với mô hình này.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP được Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng Sở KH-CN thực hiện thí điểm tại xã Bông Trang (năm 2009) và xã Bưng Riềng (năm 2013) của huyện Xuyên Mộc, với diện tích 2ha/xã. Tại xã Bưng Riềng, tổng sản lượng đạt thanh long trồng theo mô hình này hiện nay đạt khoảng 30 tấn/2 ha, doanh thu đạt từ 600 - 700 triệu đồng/năm. Theo đặc tính và tuổi thì năng suất thanh long ruột đỏ có thể đạt từ 40 - 45 tấn/ha/năm kể từ năm thứ 4, thứ 5. Với mức giá như hiện tại (25.000 – 30.000 đồng/kg), trồng thanh long ruột đỏ sẽ cho lợi nhuận từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; kể cả khi giá xuống mức 10.000 đồng/kg vẫn có lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Ông Lê An, một trong 5 hộ tham gia trồng thí điểm mô hình thanh long ruột đỏ tại xã Bưng Riềng cho biết, thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP giảm 20 - 30% chi phí thuốc bảo vệ thực vật; phương pháp diệt trừ sâu bệnh chủ yếu sử dụng các giải pháp sinh học nên rất an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ông Phạm Tấn Phước, Phó Ban Tuyên giáo xã hội, Hội Nông dân tỉnh - chủ nhiệm dự án cho biết, cây thanh long ruột đỏ có khả năng chịu hạn tốt, dễ trồng, dễ sống, ít bị gãy đổ do mưa, bão. Trồng thanh long ruột đỏ so với một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh như quýt đường, hồ tiêu, nhãn xuồng cơm vàng…cho hiệu quả cao hơn, tỷ lệ rủi ro mắc dịch bệnh thấp. Hiện nay, sản phẩm thanh long ruột đỏ này đã được phân tích bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của Bộ NN-PTNT. “Do vậy trồng thanh long theo hướng VietGAP là hướng đi phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh”, ông Phước cho biết thêm.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 10ha trồng thanh long ruột đỏ theo VietGAP, chủ yếu tập trung tại 2 xã Bông Trang và Bưng Riềng. Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm trồng theo quy trình VietGAP vẫn chưa hoàn thành việc xin cấp chứng nhận sản xuất chuẩn VietGap. Ông Lê An cho biết thêm, tuy mọi quy trình canh tác đều thực hiện theo VietGAP, nhưng vẫn bị “đánh đồng” với cách trồng thường.

Còn ông Mai Văn Tiết, hộ trồng thanh long tại xã Bông Trang cho biết, tại các xã trồng thanh long trên địa bàn tỉnh đều có thành lập HTX chuyên thu mua sản phẩm cho những người trồng, nhưng chưa có nơi nào mua riêng sản phẩm trồng theo quy trình VietGAP. Phần lớn thanh long thu hoạch đều bán cho thương lái tại tỉnh Bình Thuận, nên giá cả không ổn định, chưa tương xứng với chất lượng của thanh long VietGAP.

Ông Phạm Tấn Phước cũng thừa nhận, các hộ nông dân muốn đầu tư mở rộng diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đều gặp khó khăn về vốn đầu tư (chi phí đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu/ha). Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích trồng thanh long theo VietGAP cũng không dễ vì phải tuân thủ việc ghi nhật ký sản xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm đất, nước, phân bón... Trong khi đó, đa số nông dân chưa thực hiện được các quy định này.

Trước hiệu quả mang lại của việc trồng thanh long ruột đỏ theo hướng VietGAP, những người trồng thanh long đã đề xuất tỉnh cần thành lập cơ sở thu mua sản phẩm này, đồng thời xây dựng nhà sơ chế quả thanh long của BR-VT, từng bước xây dựng thương hiệu để tiếp cận vào các siêu thị, bếp ăn công nghiệp… Có thị trường tiêu thụ ổn định thì không phải phụ thuộc thương lái, giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Phước thì bản thân người trồng thanh long cũng như các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh phải tập làm quen với việc sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hình thành thói quen thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đây cũng chính là việc người nông dân góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm mà họ đã sản xuất.

NGÔ THANH

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang