• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tìm hướng tưới nước tiết kiệm cho cây xoài

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 01/06/2016
Ngày cập nhật: 5/6/2016

Để đối phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước ngọt ngày càng gia tăng, nông dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tìm hướng tưới nước tiết kiệm cho cây xoài.

Ông Lạt giới thiệu hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn xoài.

4 năm trước, ông Nguyễn Bá Lạt (thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam) mua 2ha đất rẫy ở thôn Tân Lập, xã Cam Thành Bắc để trồng xoài. Để chủ động nguồn nước tưới, ông Lạt bỏ ra 50 triệu đồng đào giếng và áp dụng phương pháp tưới xoay. Trên diện tích 2ha, ông đầu tư hơn 27.000m ống, chi phí khoảng 80 triệu đồng. Do phương pháp này đòi hỏi mỗi giờ tưới 8m3 và tưới luân phiên từng ô đất (chia 10 ô), đều đặn 8 giờ/ngày nên ông phải huy động nhân công liên tục; lượng tiêu thụ điện năng cũng nhiều. Ước tính, năm đầu tiên, ông Lạt đầu tư tổng cộng hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2015, khi ông mở rộng quy mô lên 4ha thì giếng không đủ cung cấp nước tưới theo phương pháp này.

Cuối tháng 11-2015, được Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh (đại diện Netafim của Israel tại Việt Nam) giới thiệu, ông Lạt đã áp dụng tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israrel. Trên diện tích 4ha, ông đầu tư 124 triệu đồng cho đường ống, dây dẫn và công lắp đặt ống. Hệ thống đường ống được lắp đặt nhỏ dần, tới gốc xoài chỉ còn ống dây nhỏ đặt vòng quanh cách gốc 1m, đều đặn rỉ từng giọt nước. Nhờ 1 tổ hợp đầu não của bộ phận tưới, được tích hợp qua điện thoại cảm ứng có kết nối wifi, ông Lạt dễ dàng kích hoạt hệ thống tưới dù ở bất cứ nơi đâu. Chế độ cài đặt cũng cho phép ông Lạt tùy chỉnh vùng tưới, lượng nước và giờ tưới phù hợp với giai đoạn tăng trưởng của cây. Ông Lạt cho biết, tưới nhỏ giọt chỉ cần 1/3 đến 1/4 lượng nước tưới trực tiếp vào gốc bằng vòi. Nếu trước đây, giếng nước của nhà ông chỉ đủ cung cấp cho 2 - 3ha xoài thì với công nghệ tưới nhỏ giọt có thể tưới được 12ha mà cây vẫn tăng trưởng tốt. Nhưng quan trọng nhất là hiệu quả thu hoạch, trái xoài lớn hơn và không bị rám nắng như khi tưới xoay. Vụ xoài năm 2015, với 8 sào đầu tiên cho trái, ông Lạt thu 12 tấn, tương đương 420 triệu đồng. Ông đang áp dụng kỹ thuật ra quả trái vụ, dự kiến cuối năm nay, với diện tích cho thu hoạch tăng lên 2,6ha, sản lượng sẽ cao hơn.

Ông Phan Quang Mai (thôn Tân Xương 1, xã Suối Cát) cũng áp dụng công nghệ này trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với quy mô 1,2ha vườn xoài Úc. Cùng với xây bể nước 12m3, ông bố trí hệ thống đường ống nhỏ dần, khi đến từng gốc xoài là những ống nhỏ đục lỗ để nước chảy nhỏ giọt. Tính ra, cứ 1.000m2 đất chỉ cần đầu tư 3,5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, mô hình tưới nước nhỏ giọt trên cây xoài được Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh thí điểm đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Bá Lạt. Sau hơn 3 tháng lắp đặt, vườn xoài của ông Lạt đã phát triển tốt. Công nghệ này có ưu điểm là kiểm soát được độ ẩm, chủ động thời gian tưới, đặc biệt tiết kiệm được khoảng 50% lượng nước, 80% công tưới so với tưới trực tiếp vào gốc. Công nghệ này bắt đầu được một số nông dân trong huyện quan tâm tìm hiểu, áp dụng trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với quy mô. Tháng 4-2016, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel cho hơn 50 hộ trồng xoài, sau đó mọi người tham quan trực tiếp quy trình vận hành công nghệ tại nhà ông Lạt.

Hiện nay, huyện Cam Lâm đang khởi động phần thủ tục dự án tưới tiết kiệm nước cho vùng xoài chuyên canh ở quy mô huyện, dự kiến thí điểm tại 3 địa phương: Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Thành Bắc.

T.M

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang