• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc Trăng: Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Ba Trinh, huyện Kế Sách

Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 20/05/2016
Ngày cập nhật: 23/5/2016

Để tăng giá trị đất sản xuất nông nghiệp, những năm qua, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã tích cực chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cây cam sành trên vùng đất xã Ba Trinh, huyện Kế Sách cho hiệu quả kinh tế cao.

Với hệ thống đê bao khép kín, không lo bị ngập nước khi triều cường, xã Ba Trinh đã khuyến khích nông dân cải tạo vườn cỗi, vườn kém hiệu quả và một số lớn diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đặc sản như: cam sành, bưởi, sầu riêng, vú sữa,…Tính đến nay, toàn xã có 1.850ha trồng cây ăn trái và cây lâu năm, riêng diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao chiếm trên 92% diện tích vườn toàn xã. Bên cạnh đó, nhiều hộ tận dụng bờ bao, đất sản xuất kém hiệu quả để trồng màu, với diện tích mỗi năm trên 160ha. Cách làm này đã giúp nông dân Ba Trinh tăng thu nhập trên cùng diện tích sản xuất. Ông Dương Văn Hùng ở ấp 5B, cho biết: “Ba Trinh là vùng đất trũng thấp, chủ yếu bà con chỉ làm lúa 3 vụ/năm. Tính ra một công đất làm lúa chỉ thu nhập khoảng 6 triệu đồng/năm. Từ ngày có mô hình CLB, HTX, THT anh em cùng chia sẻ, tìm hiểu chuyển đổi cây trồng theo từng khu vực ở các ấp với các mô hình: Trồng cây ăn trái, lúa- cá, lúa- màu…nên sản xuất phát triển hơn trước rất nhiều. Trong đó hiệu quả nhất là trồng cam sành, 1 công cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng /năm”.

Xác định nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân là nền tảng quan trọng, giúp địa phương sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, xã Ba Trinh đã chú trọng việc duy trì và mở rộng các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, chuyển giao kỹ thuật, hướng đến sản xuất theo hướng tập trung, bền vững. Ông Lê Văn Quý, Giám đốc HTX cây ăn trái ấp 5B, xã Ba Trinh, cho biết: “Trước đây bà con xã nhà chủ yếu là sản xuất riêng lẻ, như tới vụ, đất của hộ nào cải tạo trước thì xuống giống trước rồi thu hoạch bán trước…Nhưng từ khi có HTX, THT, nông dân cùng sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm, cùng xuống giống, thu hoạch, cùng tìm hiểu những cây, con giống thích hợp đầu tư vào sản xuất…nên đời sống của bà con đều vươn lên khấm khá”.

Xã Ba Trinh có 7 Tổ hợp tác và 2 Hợp tác xã, chủ yếu là Hợp tác sản xuất nông nghiệp. Nhờ sự tương trợ, giúp đỡ nhau về vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất mà nhiều xã viên đã vươn lên no ấm. Ông Cao Văn Thơm - Chủ tịch UBND xã Ba Trinh, nhận xét: “Thế mạnh của Ba Trinh là sản xuất nông nghiệp, do đó Đảng bộ xã đã nhân rộng các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo từng ấp. Qua 5 năm phát động phong trào, xã đã có các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như trồng cam sành, lúa – cá, cây ăn trái kết hợp cây màu. Hiện nay tình hình biến đổi khí hậu mỗi năm càng nhiều hơn, nên xã đang nghiên cứu và vận động bà con thường xuyên gia cố đê bao, chọn những giống cây trồng có khả năng chịu được hạn, mặn trồng thí điểm, để chọn ra mô hình thích hợp nhân rộng trong dân”.

Thành viên HTX trồng cam sành ở ba Trinh cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Với sự tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình làm ăn hiệu quả; từ một xã khó khăn, sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, tỉ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 9,74%. Hiện nay Ba Trinh đã hoàn thành tiêu chí thu nhập với mức 29 triệu đồng/người/năm. Cơ bản hoàn thành 17/19 tiêu chí nông thôn mới, xã đang phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí còn lại là trường học và giao thông./.

Hải An

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang