• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đi tìm đặc sản trái cây ngon của An Giang - Kỳ cuối: Cần đánh thức tiềm năng

Nguồn tin: Báo An Giang, 19/05/2016
Ngày cập nhật: 22/5/2016

Trận đại hạn lịch sử kết hợp tình trạng xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền năm nay đang gây tổn thất lớn cho vùng ĐBSCL. Tuy vậy, An Giang là một trong những tỉnh ít bị thiệt hại nhất, chứng tỏ được lợi thế phát triển nông nghiệp ổn định. Bên cạnh duy trì diện tích lúa hợp lý nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cần mạnh dạn phát triển diện tích trồng cây ăn trái để tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Giá trị cao hơn lúa

Anh Trần Minh Sơn (xã Lê Trì, Tri Tôn) được xem là nông dân đầu tiên ở vùng Bảy Núi thành công với cây thanh long ruột đỏ. Mùa khô hạn năm nay, trong khi diện tích lúa, rau màu xung quanh gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước tưới thì 3 công thanh long ruột đỏ (3.000m2) của anh vẫn phát triển tốt, cho trái đều đều. “Năm 2011, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) - Sở KHCN An Giang, tôi tiến hành trồng thử nghiệm 1 công thanh long ruột đỏ, sử dụng giống Long Định 1 của Tiền Giang. Thấy đất đai ở đây khô cằn cũng hơi lo nhưng thanh long vẫn phát triển tốt. Mỗi công, tôi cắm từ 100 – 110 trụ đá, chiết nhánh thanh long gieo phía dưới. Lúc đầu, mình cột nhánh thanh long vào trụ, sau để cho chúng tự bám đá phát triển. Bình quân mỗi công thanh long, tôi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn trái/năm” – anh Sơn chia sẻ.

Nông dân Huỳnh Huy Hoàng giới thiệu xoài cát Hòa Lộc trồng ở núi Két

Ngoài bán trái, anh Sơn còn chiết nhánh bán cho những nông dân có nhu cầu. Với giá thanh long ruột đỏ luôn ở mức cao, giá bán nhánh ổn định, mỗi công đất khô cằn vùng Bảy Núi mang về cho anh Sơn hơn 50 triệu đồng/năm, cao gấp cả chục lần nếu so ruộng lúa đồng bằng 3 vụ, gấp vài chục lần nếu so lúa ruộng trên lệ thuộc vào nước mưa, chỉ canh tác 1 – 2 vụ/năm. Cùng với anh Sơn, nông dân Hồ Văn Ri (xã An Cư, Tịnh Biên) cũng được Viện Cây ăn quả miền Nam và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN hỗ trợ trồng 2.000m2 trồng thanh long ruột đỏ. Mỗi năm, mảnh đất vốn canh tác lúa, rau màu không mấy hiệu quả trước đây mang về cho gia đình ông Ri hơn 2 tấn trái thanh long. “Thấy ham lắm, thanh long ruột đỏ ngon, ngọt hơn ruột trắng nên thường có giá trên dưới 30.000 đồng/kg, tạo nguồn thu khoảng 60 triệu đồng/năm. Nếu vẫn canh tác lúa, có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến số tiền này” – ông Ri thật tình.

Được nhiều hỗ trợ

Từ thành công của anh Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Tri Tôn đã hỗ trợ nông dân triển khai hàng chục mô hình trồng thanh long ở 9 xã có vùng đất bạc màu ven chân núi và một số hộ ở đồng bằng. Hầu hết đều cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa. “Tại sao cứ phải trồng lúa trên vùng đất khô cằn, thiếu nước tưới trong khi thổ nhưỡng ở vùng Bảy Núi hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thanh long. Qua theo dõi, thanh long nơi đây có sự sinh trưởng ổn định giống như ở vùng Chợ Gạo (Tiền Giang). Tuy dinh dưỡng ở vùng đất núi có nghèo hơn nhưng chỉ cần bón thêm phân, chú ý kỹ thuật canh tác thì phẩm chất quả và năng suất không khác biệt nhiều so với nơi khác” – ThS. Nguyễn Văn Sơn, Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật – Viện Cây ăn quả miền Nam, phân tích.

Bên cạnh thanh long ruột đỏ, nông dân ở vùng núi Tri Tôn đang cải tạo giống mãng cầu ta từ loại mãng cầu bở trước đây sang mãng cầu dai, cho năng suất và phẩm chất trái không kém những vùng khác. Cùng với thốt nốt, mãng cầu ta, vú sữa, thanh long ruột đỏ… là những sản vật được du khách rất ưa thích, thường mua về làm quà mỗi khi đến Tri Tôn. Trong khi đó, ở khu vực núi Két (xã Thới Sơn, Tịnh Biên), nông dân đã chuyển đổi hàng chục héc-ta sang trồng xoài cát Hòa Lộc. Loại cây này cho hiệu quả kinh tế rất cao so với trồng lúa trên cùng diện tích, nhất là khi xử lý cho ra hoa trái vụ (khoảng tháng 7 – tháng 10 âm lịch), giá xoài cát Hòa Lộc không dưới 60.000 đồng/kg. “Nhờ cây xoài cát Hòa Lộc mà vùng này đã hình thành được vài cơ sở may túi vải bao trái xoài, tạo thêm thu nhập cho hàng chục lao động địa phương. Hiện nay, dù sử dụng nước mưa tự nhiên nhưng xoài vẫn cho năng suất 7 - 8 tấn trái/héc-ta vào mùa chính vụ, 3 - 4 tấn/héc-ta vào mùa trái vụ. Nếu chủ động được nước tưới, nông dân hoàn toàn có thể làm giàu với cây xoài cát Hòa Lộc” – nông dân Huỳnh Huy Hoàng, canh tác 2 héc-ta xoài ở núi Két, khẳng định.

Từ vùng Bảy Núi cho đến các địa phương đồng bằng, việc chuyển đổi sang trồng cây ăn trái đều mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. GS.TS Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia cao cấp của Đại học RMIT, đặt vấn đề: “Tại sao cứ phải chăm chăm vào cây lúa khi nhu cầu gạo của thị trường thế giới mỗi năm chỉ có 16 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu rau quả thế giới lên đến 97 tỷ USD/năm, mà điều kiện ở An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung lại rất phù hợp phát triển rau quả”.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, cho biết, cây ăn trái là một trong những nhóm quy hoạch trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Do vậy, Phòng NN-PTNT cùng chính quyền các địa phương cần nghiên cứu, lựa chọn loại cây, quy hoạch vùng trồng cây ăn trái phù hợp với các quy hoạch khác để được tỉnh hỗ trợ phát triển.

NHÓM PV KINH TẾ

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang