• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Long An: Khô hạn, mặn đe dọa vùng chanh nguyên liệu

Nguồn tin: Báo Long An, 11/05/2016
Ngày cập nhật: 12/5/2016

Hiện nay, các xã vùng sâu của huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhất là người dân ở khu vực chuyên canh trồng chanh đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất do khô hạn và nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi - Nguyễn Hồng Tâm cho biết, xã có khoảng 1.500ha đất trồng chanh đang phát triển. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của trái chanh.

Ông Huỳnh Văn Dạ, ngụ ấp 4, xã Thạnh Lợi cho biết, ông có 1,5ha, trồng 600 gốc chanh được 7 năm tuổi. Hơn cả tháng nay, vườn chanh nhà ông không có nước tưới, vì vậy, không có thu hoạch.

Do chanh bị cắt nước tưới nên sâu bệnh tấn công khá nhiều nhưng ông Dạ không dám dùng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, bởi nếu dùng thuốc thì không có nước tưới phun xả, cây dễ chết. 600 gốc chanh của ông giờ có khoảng 50 gốc chết. Các gốc chanh còn lại, ông đang tỉa cành để tránh cây mất sức.

Ông Phạm Văn Dũng tiếp nước cho chanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

Tình trạng thiếu nước ngọt tưới chanh cũng diễn ra khá nghiêm trọng tại xã Thạnh Hòa. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Hòa - Dương Công Khái chia sẻ, toàn xã có khoảng 1.800ha diện tích trồng chanh. Đến nay, 100% diện tích trên bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, trong đó có 16ha chanh bị chết khô, 144ha diện tích chanh bị thiệt hại từ 30% đến 70%.

Ông Phùng Văn Yến, ngụ ấp 5, xã Thạnh Hòa mấy ngày nay như ngồi trên đống lửa, lo lắng cho vườn chanh 2ha đang trong tình trạng cành khô, quéo lá. Ông Yến nói, bây giờ, nước ngọt quý như vàng. Nếu có ghe đổi nước ngọt giá cao cỡ nào ông cũng ráng mua để cứu vườn chanh. Thế nhưng giờ đây, đâu có ghe nước nào chịu đổi nước tưới chanh bởi nhu cầu đổi nước sinh hoạt cho dân còn thiếu.

Ông Yến buồn bả cho biết thêm, vườn chanh của ông có 5 công bị héo cây, rụng lá. Trái non thì không lớn nổi, chanh tới lứa thu hoạch thì vắt không ra nước. Nếu như không xảy ra hạn, mặn, thời điểm này năm trước, chanh có giá khá cao, và thu nhập chính trong năm của người trồng chanh là ở vụ nghịch mùa này (mùa nắng nóng). Tuy nhiên hiện tại, chanh không hạt loại tốt chỉ ở mức trung bình 15.000 đồng/kg, chanh có hạt rớt giá thê thảm, chỉ khoảng 6.000 đồng/kg, nhưng thương lái chê và ít mua.

Ông Phạm Văn Dũng cũng ngụ ở ấp 5, xã Thạnh Hòa may mắn hơn ông Yến bởi mấy ngày trước, ông thức đêm để canh ghe nước ngọt đổi được 3 hồ nước (hơn 4 mét khối) với giá 400.000 đồng.

Đối với những gốc chanh có tuổi đời lớn thì ông Dũng không tưới nước; còn với 50 gốc mới trồng, ông nghĩ ra cách mua vỏ chai nước ngọt loại 1,5 lít cắt bỏ đít chai và mua dây nhựa (giống loại dây chuyền nước, thuốc cho người bệnh) nối vào chai tưới kiểu nhỏ giọt. Nhờ vậy, những gốc chanh mới trồng vẫn xanh tốt, nhảy tượt non.

Trước tình trạng hạn khô, mặn xâm nhập kéo dài như hiện nay, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa - Phạm Văn Trài đề xuất các ngành chức năng cần dành kinh phí giúp các xã vùng trồng chanh xây dựng các cống ngăn mặn tại mỗi đầu các kênh rạch. Hệ thống ngăn mặn này sẽ tích nước ngọt và đóng cống khi khô hạn, mặn xảy ra nhằm bảo vệ vùng trồng chanh nguyên liệu hiện nay, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu./.

Thanh Tùng

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang