• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ chi phí cho người trồng mãng cầu

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 05/05/2016
Ngày cập nhật: 8/5/2016

Ông Trần Văn Chích tưới nước vườn mãng cầu gần 3 năm tuổi.

Cầm tay chỉ việc ngay tại vườn và hỗ trợ vật tư chăm bón cây trồng cho bà con nông dân, đó là nội dung mô hình “Thâm canh cây mãng cầu” do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (TTDNHTND) tỉnh thực hiện tại xã Long Tân (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Qua đó, cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp tăng năng suất, giảm chi phí và tăng hiệu quả canh tác cho người trồng mãng cầu.

Xã Long Tân có đất đai màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp cho canh tác hoa màu, trồng cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong đó, cây mãng cầu được xem là cây ăn trái chủ lực của địa phương từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, hầu hết người dân ở đây lâu nay trồng, chăm sóc cây mãng cầu theo kinh nghiệm và chia sẻ từ bà con chòm xóm, nên năng suất, sản lượng bấp bênh. Khi mưa thuận gió hòa thì trúng mùa, lúc khô hạn, sâu rầy hoành hành thì bị thất bát.

Ông Trần Văn Chích (ngụ ấp Tân Hòa) cho biết, gia đình ông trồng mãng cầu gần 15 năm nay. Sau khi lứa cây đầu già cỗi, ông phá bỏ và trồng lại 700 cây mới vào năm 2014. Nhưng cũng như đa số các hộ dân ở khu vực này, ông Chích chăm sóc cây theo kinh nghiệm và truyền miệng từ những người thân quen, chưa biết cách phòng ngừa bệnh dịch cho cây, nên nhiều cây bị chết, hiện chỉ còn khoảng 500 gốc. thời tiết vài năm nay lại diễn biết bất thường, mùa mưa đến muộn nên sâu bệnh rất nhiều, năng suất đạt thấp. “Khi nghe UBND xã Long Tân thông báo TTDNHTND tỉnh về mở lớp dạy quy trình trồng mãng cầu ta, tôi đăng ký học liền. Học rồi, mới vỡ lẽ ra nhiều khâu mình làm chưa trúng. Chẳng hạn, trước đây, tôi thường bón phân đầu vụ với liều cao, như vậy chỉ thúc cho cành lá xanh tốt mà đậu trái ít vì các chất dinh dưỡng bị lá hút hết. Sau lớp học, tôi biết cách chia nhỏ và kết hợp cả phân chuồng, phân khoáng với lượng nhỏ bón 3 - 4 lần từ khi cây tạo tán đến khi thu hoạch trái. Nhờ vậy, hiện vườn cây đã hồi phục tốt, sai trái, hiệu quả thấy rõ”, ông Chích phấn khởi bày tỏ.

Anh Phan Thanh Tuyến (cùng ngụ ấp Tân Hòa), chia sẻ: Nhận thấy so với các loại cây trồng ngắn ngày khác, cây mãng cầu có thể giúp cải thiện đời sống gia đình, năm 2014, anh Tuyến bắt đầu trồng 200 gốc. Sau khi tham gia mô hình “Thâm canh cây mãng cầu”, được dự khóa học quy trình trồng mãng cầu, được cán bộ kỹ thuật cầm tay chỉ việc tại vườn, anh Tuyến đã nắm vững kỹ thuật chăm sóc vườn cây. Hôm chúng tôi đến thăm, thấy vườn mãng cầu của anh trồng ngay hàng thẳng lối, bắt đầu đơm hoa, kết trái. Anh Tuyến khoe: “Tôi vừa phun xong thuốc chống nấm và thuốc chống vi khuẩn, giờ chỉ tưới nước cầm chừng đợi mưa xuống nữa là thu hoạch trái. Giá bán mãng cầu tại vườn hiện nay dao động từ 25 đến 40 ngàn đồng/kg tùy loại và rất đắt hàng, nhất là dịp lễ, tết và các ngày rằm trong năm”.

Theo quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu tập trung của tỉnh đến năm 2020, xã Long Tân là một trong những khu vực trọng điểm với 415ha. Do vậy, khi triển khai mô hình “Thâm canh cây mãng cầu”, TTDNHTND tỉnh chọn xã Long Tân để tổ chức thực hiện. Theo đó, 15 hộ nông dân được chọn tham gia mô hình, học cách chăm sóc vườn cây ở tất cả các khâu từ ươm giống đến chăm bón, cắt tỉa cành, nhận biết phát hiện sâu bệnh, cách phòng trừ, dưỡng trái. Đồng thời, được TTDNHTND hỗ trợ các loại phân bón như ure, lân, kali, phân hữu cơ vi sinh và thuốc dưỡng lá, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… sử dụng cho vườn cây của họ. Nhờ vậy, vụ mãng cầu vừa qua, bà con tham gia mô hình đều trúng mùa, được giá, với mức thu nhập từ 20 triệu đồng/vụ/vườn 200 gốc.

Ông Trần Ngọc Thủy, cán bộ Hội Nông dân xã Long Tân cho hay, mô hình “Thâm canh cây mãng cầu” tuy chỉ triển khai trong 4 tháng (từ 16-11-2015 đến 16-3-2016) và giới hạn số hộ tham gia, nhưng đây là cơ hội tốt để bà con bổ sung kiến thức khoa học kỹ thuật, áp dụng bài bản cho vườn nhà và chia sẻ kiến thức học hỏi được cho những hộ xung quanh, góp phần nhân rộng mô hình và hướng đến xây dựng thương hiệu mãng cầu ta của địa phương.

ĐAN CHÂU

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang