• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

'Giải độc' cho cây bị nhiễm mặn

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 06/05/2016
Ngày cập nhật: 8/5/2016

Theo ghi nhận tại khu vực huyện Chợ Lách (Bến Tre), sầu riêng và măng cụt là 2 loại cây bị ảnh hưởng nhiều nhất của đợt hạn mặn kéo dài nhiều tháng qua.

Nhà vườn kiểm tra độ mặn của nước bằng biện pháp nếm thủ công

Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, sau nhiều tháng phải đối diện với sự tàn phá dữ dội từ đợt hạn mặn lịch sử khiến những vườn cây ăn trái và hoa kiểng, cây giống ở “vương quốc trái cây” này bị giảm năng suất nghiêm trọng. Nhà vườn ở các địa phương trong vùng đang tập trung tìm biện pháp giải độc cho những vườn cây trái…

Giảm năng suất vì nhiễm mặn

Theo ghi nhận tại khu vực huyện Chợ Lách (Bến Tre), sầu riêng và măng cụt là 2 loại cây bị ảnh hưởng nhiều nhất của đợt hạn mặn kéo dài nhiều tháng qua. Thực tế có khá nhiều vùng sầu riêng đã bị cháy lá và rụng trái non, vì đặc tính của cây sầu riêng là chịu mặn kém.

Chủ vườn sầu riêng Thắm Đẳng cho hay, mặc dù gia đình chị đã phải bao gốc toàn bộ trong vườn sầu riêng nhưng cũng không hạn chế được mấy tình trạng cây bị rụng trái non.

Nhất là với măng cụt thì không biết cách gì cứu vãn, khiến vườn cây bị ra hoa chậm và kém năng suất rất nhiều so với mùa trước. Còn tại làng kiểng Cái Mơn, những loại cây kiểng có thân nước và các loại hoa cũng bị thiệt hại lớn, do nhà vườn phải tưới bằng nước nhiễm mặn.

Thậm chí, nhiều hộ kinh doanh các sản phẩm từ dừa và vựa cây kiểng ở khu vực huyện Mỏ Cày Bắc trong đợt cao điểm hạn mặn vừa qua đã phải khoan nhiều giếng sâu tới mấy chục mét nhưng cũng không đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất.

“Chi phí khoan giếng và phải mua máy lọc phèn đã tiêu tốn cả trên chục triệu đồng, nhưng hạn mặn kéo dài và nắng nóng ngày càng khốc liệt khiến trọng lượng trái dừa bị giảm đến phân nửa, thu hoạch năng suất cũng giảm tới 60%”, anh Nguyễn Minh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất dầu dừa than vãn.

Tương tự, ở những khu vực giáp ranh với TP Bến Tre, tình trạng mặn còn nặng nề hơn, có nơi nước mặn đóng thành váng muối. Chủ vườn cây kiểng Ba Bằng rầu rĩ nói: “Toàn bộ vườn ươm, cây trái, khoảng hơn 10.000 cây trồng và cây non của gia đình tôi khi tưới nước sông đều bị rụng trái, cháy lá, nhiều cây đã chết trong đợt mặn này. Những cây còn sống sót trong vườn tôi cũng chưa biết sẽ phải dùng biện pháp nào phục hồi lại”.

Có lẽ bị thiệt hại nặng nhất là vườn cây của hộ ông Nguyễn Văn Tùng, ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, với 1 ha trồng chuyên canh cây sầu riêng đã 18 năm tuổi.

Tuy nhiên, trong đợt hạn mặn kéo dài nhiều tháng qua, do không có dụng cụ đo độ mặn và phải tưới bằng nguồn nước trong kênh nhiễm mặn khiến cả vườn sầu riêng bị héo rũ, cháy chóp lá rồi rụng bông, lá và trái. Đến nay gia đình ông đang phải dồn sức vào tìm mọi biện pháp phục hồi vườn cây khi bắt đầu có nguồn nước ngọt về.

Ảnh hưởng của mặn trên vườn sầu riêng bị héo, rụng lá, trái

“Cả vườn sầu riêng trồng được khoảng trên 100 gốc, gia đình tôi chăm sóc kỹ lắm, nhưng do nước mặn về lúc nào mình không hay cho nên sau khi tưới vài lần thấy những cây sầu riêng bắt đầu héo rũ. Tưởng bị dịch bệnh gì, hoảng quá tôi chạy đi hỏi mới biết do mình tưới phải nước mặn thì đã quá muộn, tính ra bị thiệt hại khoảng 70% vườn”.

Theo ông Tùng, nếu không dính đợt hạn mặn vừa qua thì đến thời điểm này vườn sầu riêng nhà ông đang cho thu hoạch. Những ngày qua gia đình phải tập trung chăm sóc và xử lý thuốc tưới gốc sầu riêng nhằm kích thích lại bộ rễ theo hướng dẫn kỹ thuật của Viện Cây ăn quả miền Nam. Không riêng hộ ông Tùng mà nhiều hộ dân lân cận đều lâm vào tình trạng này, nhất là ở các vườn ươm chuyên cung cấp cây giống.

"Giải độc" cho cây

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri), sầu riêng rất mẫn cảm với nước nhiễm mặn, chỉ cần tưới nước có độ mặn cao hơn 0,2 g/l (0,2‰) sẽ gây hại cho cây. Mức độ thiệt hại thay đổi tùy theo giống và sức sinh trưởng của từng vườn sầu riêng. Khi bị nhiễm mặn lá sẽ bị cháy khô, rụng, chết nhánh, chết cây.

Đối với cây ăn trái, xâm nhập mặn sẽ gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây xáo trộn và mất cân đối sự hấp thu nước và các chất dinh dưỡng của cây. Nước mặn sẽ phá hủy cấu trúc đất, đất bị nén chặt, rễ cây bị giảm khả năng phát triển, giảm tính thẩm thấu và thoát nước, thiếu thoáng khí cho vùng rễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất (từng giống cây trồng mà khả năng chịu mặn khác nhau).

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện CĂQ miền Nam cho biết: “Thực tế trong đợt hạn mặn vừa qua, nhiều nhà vườn còn khá chủ quan và bị động trong việc phòng chống và chăm sóc vườn cây. Hơn nữa, bà con bị thiếu nguồn thông tin về dự báo hạn mặn khiến khi mặn về nhanh đã trở tay không kịp, chủ yếu nhà vườn sử dụng cách đo độ mặn rất thủ công bằng việc nếm, thậm chí có người còn mang cả thiết bị đo độ mặn của nước mắm ra đo thì không thể chính xác được”.

Nông dân sử dụng thiết bị đo độ mặn của nước mắm ra đo nước trong vườn cây

Để nhận biết cũng như phòng ngừa và “giải độc” khi cây bị nhiễm mặn, TS Võ Hữu Thoại khuyến cáo bà con nông dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn nước mặn hoặc lấy nước ngọt vào vườn. Để tránh thiệt hại cho cây trồng khi tưới nhầm nguồn nước bị nhiễm mặn, bà con nông dân cần biết khả năng chịu mặn của từng loại cây trồng trên vườn của mình.

Cụ thể, nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1‰): Bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt; nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn từ 2‰ - 3‰): Sơri, ca cao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa; nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 4‰ - 5‰): Mít, xoài, mãng cầu Xiêm, na; nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn > 5‰): dừa, sapô, me, nho.

Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn để tưới cho cây ăn trái và nồng độ muối hòa tan trong nước cao hơn khả năng chịu mặn khiến cây bị “sốc mặn”, rụng lá, hoa, trái hàng loạt và có thể dẫn đến chết cây. Để giúp cây sớm phục hồi, nông dân cần mạnh dạn tỉa bỏ bớt hoặc toàn bộ số trái trên cây (tùy theo mức độ ảnh hưởng của mặn ít hay nhiều).

Song song đó, bà con cần sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, đồng thời bón phân hữu cơ, phân lân để phục hồi bộ rễ cây trồng. Đặc biệt lưu ý, không nên bón phân có chứa Natri và Clo vì sẽ tăng độ độc cho cây. Đồng thời, không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

MINH SÁNG

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang