• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chế tạo máy tách xơ dừa để tủ gốc thanh long

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 06/04/2016
Ngày cập nhật: 7/4/2016

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu rơm dùng để tủ gốc thanh long ngày càng khan hiếm, một nông dân tại xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã dành thời gian hơn 3 năm tìm hiểu, nghiên cứu để cuối cùng chế tạo thành công máy tách xơ dừa, dùng thay thế rơm để tủ thanh long. Người nông dân mà chúng tôi đề cập đó là ông Nguyễn Văn Cường – thôn Thiện Bình, xã Thiện Nghiệp.

Chiếc máy tách xơ dừa của ông Nguyễn Văn Cường.

Mặc dù đã được cán bộ Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp thông tin sơ qua về chiếc máy tách xơ dừa của ông Nguyễn Văn Cường, nhưng khi đến tận nơi, chứng kiến tận mắt toàn bộ quy trình sản xuất sợi xơ dừa, chúng tôi hết sức bất ngờ về hiệu quả mà chiếc máy thủ công này mang lại.

Ông Nguyễn Văn Cường cho biết: Thiện Nghiệp là địa bàn có thế mạnh về canh tác cây dừa, vì vậy nguồn nguyên liệu vỏ dừa khá dồi dào. Cùng với đó là đặc tính giữ ẩm tốt của xơ dừa giúp cho loại nguyên liệu này có thể dùng để thay thế hoàn toàn rơm để tủ gốc thanh long. Chính vì vậy từ hơn 3 năm trước ông Cường đã nảy sinh ý định chế tạo một chiếc máy có thể tách sợi xơ dừa để làm nguyên liệu tủ gốc thanh long. Sau khi tham quan nhiều nơi chế biến xơ dừa, ông Cường rút ra kinh nghiệm cho mình không thể bê nguyên linh kiện máy móc từ những nơi khác về vì ý tưởng sản xuất của ông có quy mô nhỏ hơn. Điều thứ hai chính là những chiếc máy tách xơ dừa đang có trên thị trường phải chia nhỏ nhiều công đoạn, khiến giá thành đội cao. Chính vì vậy mà ông quyết định tự thiết kế bản vẽ cho hệ thống máy của mình và đem vào các cơ sở chế tạo máy ở trung tâm Phan Thiết làm theo ý mình.

Máy tách sợi xơ dừa của ông Nguyễn Văn Cường bao gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận thứ nhất thiết kế giống như máy chạy nước để tạo ra lực quay cho máy đập (tức bộ phận thứ hai) hoạt động. Trong chiếc máy đập này, ông Cường thiết kế một hàng bánh răng hình trụ đập liên hoàn. Sau khi xơ dừa cho vào bộ phận này, nước từ chiếc máy bơm nhỉ vào làm mềm xơ dừa và các bánh răng sẽ làm nhiệm vụ đập liên hoàn để tách rời xơ dừa thành từng sợi mỏng. Theo tính toán của ông Cường, máy tách sợi xơ dừa của ông trong 1 giờ hoạt động sẽ hoàn thành việc tách sợi cho 300 trái (không bao gồm phần ruột). Năng lượng tương ứng với 1 giờ chạy máy khoảng 1 lít dầu diesel. Ông Cường cho biết với 500 trụ thanh long của gia đình, ông cần hơn 10 ngàn trái dừa (không ruột) để tủ kín vườn. “Với giá thành 150.000 đồng/1.000 trái, tôi chỉ tốn khoảng 1,5 triệu đồng đủ tủ 500 trụ thanh long, cộng với chi phí cho tiền dầu chạy máy khoảng 300.000 đồng. Thử so sánh, nếu người nông dân sử dụng rơm để tủ gốc thì bình quân phải tốn khoảng 3 triệu đồng cho một diện tích khu vườn 500 trụ thanh long. Cùng với đó, sợi dừa có tuổi thọ sử dụng từ 2 - 3 năm là một ưu điểm đáng kể so với rơm”.

Một điểm đáng chú ý khác đó là các xơ dừa sau khi tách nhỏ, ông Cường không tủ kín gốc thanh long mà tủ cách gốc từ 50 – 70cm và phủ kín các lối đi trong vườn. Theo lý giải của ông, việc tủ xơ dừa kín các lối đi giúp loại bỏ sự phát triển của cỏ dại trong vườn, đồng thời các xơ dừa phủ kín sẽ tạo độ ẩm cao, giúp hạn chế sự bốc hơi nước, phân bón. Để chế tạo thành công chiếc máy tách sợi xơ dừa, ông Cường mất khoảng 11 triệu đồng cho các khoản chi phí, cùng với 3 năm mày mò, tìm hiểu. Tuy nhiên, giá trị đầu tư cao hơn hết đó là tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người nông dân chân đất. Mong muốn của ông Cường chính là giúp người trồng thanh long tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, trong bối cảnh giá trị loại trái cây này đang sụt giảm. Bên cạnh đó, ông cũng mong muốn sẽ tận dụng được phế phẩm từ trái dừa của địa phương. Chính vì vậy trong quá trình chế tạo, ông đã lưu lại các bản vẽ chi tiết máy móc bằng tay để có thể cho ra đời thêm nhiều chiếc máy tách sợi xơ dừa tại nhiều địa phương trong tỉnh.

CHÂU VĂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang