• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa xoài đón Thanh Minh

Nguồn tin: Báo An Giang, 01/04/2016
Ngày cập nhật: 2/4/2016

Lập vườn trồng xoài đang thịnh hành ở vùng cao, nhất là các khu vực ven triền núi Cấm và núi Dài lớn (An Giang) tiếp tục phát triển mô hình này. Đồng thời, kỹ thuật canh tác cũng khác với truyền thống, nhà vườn xử lý ra hoa, kết trái và thu hoạch trái vụ vào dịp Tết, Thanh Minh (hay còn gọi là lễ Tảo mộ ông bà) hàng năm.

Xoài núi tiếng tăm một thời

Trái xoài thanh ca Bảy Núi vỏ dày, màu xanh lá cây đậm, lúc sống vị chua nhưng khi chín trở nên ngọt thanh. Nhờ vậy, quá trình vận chuyển ít bị dập, trầy xước, không xuống màu và có thể bảo quản được dài ngày. Ông Nguyễn Văn Thứ (xã An Phú, Tịnh Biên) cho hay, người ta thường nói xoài núi không ngon, nhưng thực chất vẫn được ưa chuộng, khách tham quan hay tìm mua. Bởi lẽ, xuất phát từ thổ nhưỡng, khí hậu, rồi thời tiết tác động đến chu kỳ sinh trưởng. “Xoài núi trồng hột khác với mọc hoang dã, hương vị rất đậm đà” – ông Thứ nói. Đó là nhờ thịt xoài không xơ, hột nhỏ, khi chín cũng không nhão.Thấy được lợi thế này, nhiều thương lái, bạn hàng vùng ĐBSCL đổ xô về đây, ngay cả ngoài miền Trung và miền Bắc cũng vào mua nông sản xoài thanh ca xứ núi. “Đến với Bảy Núi, họ mua xoài trái, vừa mua xoài lá (xử lý ra hoa, kết trái… theo ý muốn từng thời điểm), góp phần làm cho loài cây ăn trái bản địa này trở nên sung túc” – ông Huỳnh Linh Hải (Tổ trưởng Tổ hợp tác làm vườn xã An Phú) cho biết. Hàng năm, trước Thanh Minh chừng nửa tháng hoặc hai mươi ngày thì bạn hàng khắp nơi đến mướn chỗ, đóng bến mua xoài núi. Vào thời vụ xoài, hoạt động mua bán sống động lên hẳn.

Mùa xoài Bảy Núi đón Thanh Minh

Theo nhiều cư dân xứ núi, trái xoài thanh ca trọng lượng vừa, chín có màu vàng sậm nhưng sáng rực, đậm chất thiên nhiên nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là các tỉnh giáp ranh biên giới phía Bắc. Người ta đồn đãi rằng, xoài thanh ca Bảy Núi… xuất khẩu sang Trung Quốc là như vậy. “Đâu có mua bán trực tiếp mà biết. Miễn sao nông sản bán được, mình kiếm chút đỉnh đồng lời, còn bà con mần ăn cũng được là mừng rồi” – ông Trần Văn Năm (thị trấn Chi Lăng, Tịnh Biên) nói vui. Vậy là, cây xoài núi được dịp phất lên, tạo đà cho nhiều mô hình làm vườn hiện nay.

Điệp khúc mất mùa – được giá

Đối với vùng đất gò cao, cư dân xứ núi lập vườn và thử nghiệm nhiều loại, ai nấy kỳ vọng chọn cây trồng thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết từng khu vực. Đặc biệt, ít sử dụng nước tưới để ứng phó điều kiện khô hạn, vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Qua kiểm nghiệm, có lẽ không cây nào thay thế được xoài, bởi dù thời tiết khô hạn vẫn cho trái bình thường, các loại giống mới chứng tỏ tính thích nghi tốt, như: Cát Hòa Lộc, xoài ghép bưởi, ba màu, xoài cát chu, xoài Thái… được nhà vườn quan tâm tiếp tục ứng dụng.Song, thời tiết mấy năm gần đây có nhiều biến đổi, càng xử lý ra hoa và kết trái nghịch mùa lại càng rủi ro. Chẳng hạn, gặp những trận mưa trái mùa, đợt sương muối… khiến nhà vườn khó mãn nguyện. Đó là chưa kể tình trạng ký sinh trùng gây hại trái, sâu đục thân dẫn đến cây bị chết đứng. Hồi trước Tết Bính Thân 2016, ông Huỳnh Linh Hải (Tổ trưởng Tổ hợp tác làm vườn xã An Phú) hướng dẫn chúng tôi đi xem một số miếng vườn, rồi nói: “Năm nay, ai có xoài bán coi như hốt bạc, giá tăng gấp đôi, ba lần. Vậy mà, nhiều người hổng có xoài để bán, cứ nhìn cây lá đành ngậm ngùi”.

Ông Lê Văn Tâm (ấp Tà Lọt, xã An Hảo, Tịnh Biên) lý giải, biện pháp kỹ thuật xử lý xoài rất quan trọng, hơn nhau khoảng tuần lễ (trễ hoặc sớm) mà gặp thời tiết không thuận thì coi như phủi tay và mất vài triệu đồng/công. “Nếu để xoài sinh trưởng theo tự nhiên, ra hoa và kết trái theo mùa thì không được vì do ảnh hưởng thời tiết xoài không trổ bông, khi có trái cũng bị sâu bệnh, thu hoạch lỗ công chăm sóc. Do vậy, nhiều nhà vườn mạnh dạn xử lý kỹ thuật, có xoài bán còn hơn không. Dẫu sao, xoài vẫn là cây trồng thích hợp đất núi, diện tích xen cây rừng luôn phát triển”- ông Tâm giãi bày.

Hiện tại, giá bán lẻ xoài cát Hòa Lộc khoảng 40.000 đồng/kg, xoài cát chu 25.000 đồng/kg, xoài thanh ca 20.000 đồng/kg, các loại khác khoảng 15.000 đồng/kg… tăng gấp 2 – 2,5 lần so cùng kỳ năm ngoái. Trong dịp Thanh Minh này, xoài thanh ca Bảy Núi không còn “xuất khẩu” mạnh, nhưng vẫn có bạn hàng các nơi đến mua.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang