• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Tìm mô hình điểm cho nông nghiệp - Kỳ 2: Trồng cây ăn trái trên đất lúa

Nguồn tin: Báo An Giang, 30/03/2016
Ngày cập nhật: 31/3/2016

Dù sở hữu diện tích bình quân trên hộ dân không lớn nhưng nhờ nhanh nhạy trong chuyển đổi đất lúa sang trồng xoài xuất khẩu, cuộc sống của người dân ở cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) khấm khá lên thấy rõ. Nếu có quy hoạch bài bản gắn với xây dựng mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ xoài, đây sẽ là mô hình điểm về nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

“Tấc đất tấc vàng”

So sánh này quả đúng với vùng đất cù lao Giêng (gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân). Giờ đây, trên mỗi tấc đất có gốc xoài mọc lên, nông dân có thể thu về tiền triệu hàng năm.

Dù canh tác có 6 công đất vườn xoài (0,6 héc-ta) nhưng ông Nguyễn Hoàng Liệt (ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân) đã gầy dựng được cơ ngơi mà nông dân trồng lúa cùng diện tích có mơ cũng không dám nghĩ đến. Cùng với căn nhà khang trang, ông Liệt còn xây dựng điểm tập kết xoài rộng lớn, có chỗ đậu xe tải, nhân công làm việc tất bật. Bên trong ngôi nhà của mình, ông Liệt phát triển thành cơ sở sản xuất dưa xoài, giúp tận dụng lượng xoài không đạt chuẩn và tăng thêm thu nhập cho nhiều phụ nữ ở địa phương khi tham gia công việc gọt vỏ xoài, ngâm xoài… “Vài năm nay, tôi chủ yếu trồng giống xoài 3 màu theo nguyên tắc cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m. Bình quân mỗi công đất trồng được từ 90 gốc xoài, cho năng suất khoảng 2 tấn/năm. Nông dân nơi đây có thể xử lý kỹ thuật để xoài cho trái quanh năm, chứ không tập trung vài tháng như bình thường, nhằm tránh tình trạng thừa hàng, rớt giá. Với giá bình quân từ 25.000 đồng/kg trở lên, mỗi công xoài cho doanh thu ít nhất 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận vẫn còn cao gấp chục lần so với trồng lúa” – ông Liệt chia sẻ.

Tiềm năng thị trường xoài rất lớn nhưng cần có liên kết, quy hoạch

Nhờ áp dụng kỹ thuật bao trái từ nhỏ, phần lớn lượng xoài do nông dân cù lao Giêng thu hoạch đều đạt yêu cầu về chất lượng, phẩm chất trái, hình thức đẹp. Với 12 vựa xoài hoạt động liên tục trong vùng, xoài thu hoạch bao nhiêu đều có thương lái xuống thu mua hết. Ngoài xuất khẩu sang Trung Quốc là chủ yếu, vài doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến đặt vấn đề thu mua xuất khẩu sang xứ sở kim chi, vốn rất chuộng giống xoài vàng và đỏ (không thích mua xoài xanh). Thời gian gần đây, nông dân cù lao Giêng còn trồng xen giống xoài cát hồng, trọng lượng trái tương đương xoài 3 màu (hơn 1kg/trái) nhưng giá thu mua cao hơn rất nhiều (hiện nay 65.000 đồng/kg).

Gắn quy hoạch và liên kết

Câu chuyện nhiều nông dân cù lao Giêng phất lên làm giàu nhờ chuyển đổi trồng xoài xuất khẩu trên nền đất lúa cho thấy, đây là mô hình làm ăn phù hợp khi sản lượng lúa liên tục dư thừa, giá cả bấp bênh. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa bền vững nếu cứ để nông dân trồng tự phát, lệ thuộc gần như hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc như hiện nay.

Thấy được bất cập này, huyện Chợ Mới cùng các sở, ngành tỉnh đã định hướng phát triển vùng trồng xoài VietGAP gắn với du lịch sinh thái tại 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong muốn. “Khi đăng ký tham gia tập huấn trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, có đến 45 hộ trong vùng tham gia nhưng đến nay, chỉ có 9 hộ được cấp chứng nhận với diện tích 7,5 héc-ta. Nguyên nhân do quá trình tập huấn kéo dài, quá nhiều thủ tục, giấy tờ nên nhiều hộ nản chí, bỏ cuộc. Doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ đồng ý thu mua khi nông dân trồng xoài đạt tiêu chuẩn GAP và diện tích phải đạt ít nhất 40 héc-ta thì họ mới ký hợp đồng. Hợp tác xã (HTX) sản xuất GAP xã Bình Phước Xuân đang vận động các hộ tham gia để đến cuối năm nay, mở rộng diện tích trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP thêm 34,07 héc-ta để nâng diện tích lên 41,57 héc-ta, đáp ứng theo yêu cầu của Hàn Quốc” – ông Nguyễn Hoàng Liệt nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Hoàng Dư, canh tác 2,5 héc-ta xoài ở xã Bình Phước Xuân, trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP không khó nhưng đòi hỏi tính kỹ lưỡng, chịu khó của nông dân. “Thay vì chỉ bón phân vô cơ thì mình tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chi phí không tăng thêm mà lại tốt cho môi trường, cây trồng. Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì phải chú ý sử dụng thuốc trong danh mục. Điều mà nhiều nông dân ngán nhất là phải ghi chép nhật ký sản xuất hàng ngày. Tuy nhiên, mình chịu khó ghi chép thì cũng quen” – ông Dư chia sẻ.

Theo UBND huyện Chợ Mới, trong tổng diện tích 4.422 héc-ta trồng cây ăn trái trên địa bàn, diện tích trồng xoài ở 3 xã cù lao Giêng chiếm đến 3.221 héc-ta (Tấn Mỹ 788 héc-ta, Mỹ Hiệp 1.620 héc-ta, Bình Phước Xuân 813 héc-ta). Vậy mà, chỉ có 7,5 héc-ta xoài được cấp chứng nhận VietGAP, quá nhỏ so với tổng diện tích trồng xoài. Trong chuyến khảo sát vùng chuyên canh xoài ở cù lao Giêng mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân đã đề nghị nhanh chóng triển khai mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ xoài. “Thị trường xoài trên thế giới hiện nay khá rộng, là cơ hội tốt để địa phương mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, phải hướng đến sản xuất an toàn, tiến tới xuất khẩu nhiều thị trường thông qua hợp đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần làm việc lại với đơn vị cấp chứng nhận VietGAP để rút ngắn thời gian tập huấn, đơn giản hóa các thủ tục cấp chứng nhận nhằm tạo thuận lợi cho nông dân tham gia. Đối với huyện Chợ Mới, cần có quy hoạch sản xuất nông nghiệp toàn diện, định hướng cụ thể diện tích, giống cây trồng cho nông dân theo hợp đồng liên kết, chứ không để phát triển tự phát như hiện nay” – Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.

NHÓM PV KINH TẾ

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang