• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Mùa vú sữa Bảy Núi kém vui

Nguồn tin: Báo An Giang, 04/03/2016
Ngày cập nhật: 5/3/2016

Gần hết tháng Giêng, du khách và người hành hương về Bảy Núi ít có dịp thưởng thức vú sữa, loại đặc sản hấp dẫn ở miền núi. Bởi, thời tiết ngày càng biến đổi, tác động mạnh đến việc ra hoa và kết trái vào mùa nắng, khiến sản lượng nhiều miếng vườn bị sụt giảm và chất lượng trái cũng bị ảnh hưởng.

Cây trồng theo bản địa

Cùng với mãng cầu, mít, xoài… vú sữa thuộc loài bản địa, có nguồn gốc từ lâu đời, song ít ai rõ xuất xứ loại giống. Cư dân chỉ cảm nhận qua màu da (hột gà, trắng, tím) và hình dạng trái (tròn, kích cỡ vừa) để biết đặc sản xứ núi. “Vú sữa thích nghi đất pha cát, khả năng chịu hạn tốt, nhu cầu nước tưới ít” – ông Huỳnh Linh Hải (Tổ hợp tác làm vườn xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) giải thích. Từ đặc tính này, xung quanh triền núi Két, núi Dài Năm Giếng, núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… nhiều miếng vườn chuyên trồng vú sữa và xen với các loại cây ăn trái khác.

Vú sữa thất mùa, người bán kém vui

Vú sữa tập trung khu vực núi Két và núi Dài Năm Giếng và Lương Phi và Ba Chúc (núi Dài lớn). “Phần lớn, bà con ươm hột để lấy cây trồng, thời gian cho trái khá lâu, tuổi thọ cũng cao” – ông Nguyễn Văn Hùng (xã Thới Sơn, Tịnh Biên) tỏ ra am hiểu. Lên núi Két đảo mắt một vòng, rồi phóng tầm nhìn sang núi Dài Năm Giếng, chắc chắn thấy ngay những cây vú sữa xen kẽ cây rừng và cây ăn trái bản địa. Bắt nguồn lợi thế này, từ dốc Nhà Bàng đến dốc Bà Đắc đã hình thành nhiều sạp bán trái cây miền núi, phục vụ du khách và người hành hương.

Nếu so với miệt dưới, không thể nào sánh bằng, nhưng vú sữa Bảy Núi có hương vị rất riêng, thu hút người thập phương tham quan cảnh đẹp non cao. Song, việc canh tác cây vú sữa ở đây vẫn còn theo bản địa, khi gặp thời tiết trắc trở, năng suất sẽ sụt giảm ngay. “Vú sữa năm nay, trái hổng có đồng loạt, cứ hết đợt này, tới đợt khác. Mà, thu hoạch chẳng bao nhiêu” – bà Nguyễn Thị Thu (ấp Núi Két) than. Ảnh hưởng mưa và đợt sương muối năm 2015, nhà vườn trồng vú sữa phải chịu thiệt. Đó là chưa kể tuổi thọ cây già, năng suất thấp và trái nhỏ so với trước.

Mai một loài đặc sản

Cây có múi (cam, quýt, bưởi…) trên núi Cấm chưa từng bị ký sinh gây hại. Cư dân chỉ “đau đầu” với sâu đục thân và ruồi vàng đục trái. Hầu hết các loại cây ăn trái đều gặp phải và biện pháp phòng ngừa chưa mấy hữu hiệu. Nhiều miếng vườn có trồng vú sữa lại xuất hiện tình trạng trái teo tóp, khô cành, gãy nhánh, dẫn đến chết cây. “Năng suất hổng đạt, trái nhỏ, ăn hổng ngon. Nhiều người đốn bỏ, đưa cây xoài vào thay thế” – ông Trần Văn Ngon (xã An Phú) băn khoăn. Tương lai không xa, cây vú sữa sẽ biến mất, không còn loài đặc sản xứ núi.

Hai bên Tỉnh lộ 55B (Lương Phi – Ba Chúc), với thế mạnh trồng vú sữa, xoài, tầm vông… Bây giờ, cư dân không buồn nhắc tới vú sữa nữa, bởi hiệu quả kinh tế thấp, những cây già và cổ thụ chỉ để làm kiểng, bóng mát. Nhiều người băn khoăn nay mai vú sữa sẽ không còn. “Vú sữa trái không nhiều, ăn không ngon, do giống bị lạc hậu rồi. Sống trên đất núi, cây già lại gặp nắng hạn, lấy gì mà phát triển” – ông Lê Văn Nhứt (xã Lương Phi) phân trần. Trái càng ngày càng nhỏ, hương vị lạt lẽo, ít người mua, nhà vườn cũng thất thu.

Từ hồ Soài So lên tới đồi 614 (núi Cô Tô), nhiều loài cây ăn trái, trong đó vú sữa là một trong những đặc sản. Du khách và người hành hương thích lên viếng chùa, thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức các loại trái cây. Thế nhưng, ông Trần Quang Trung (khu vực chùa Bồng Lai) cho biết, không riêng vú sữa, toàn bộ cây trái đều thất mùa, gần như không thu hoạch được gì. “Thời tiết, khí hậu thay đổi khiến cây không ra hoa, còn ra hoa thì không kết trái” – ông Trung thắc mắc. Đó là chưa kể giá cả trái cây các loại cứ lúc vầy, lúc khác, khiến cư dân xứ núi không mấy gì vui.

Tại khu vực núi Két, giá bán lẻ vú sữa màu trắng 10.000 đồng/kg, vú sữa màu tím 15.000 đồng/kg, vú sữa màu hột gà 18.000đồng/kg, cả 3 loại đều thấp so cùng kỳ. Cá biệt, vú sữa loại 1, trái tốt được 20.000 đồng/kg. Thế nhưng, số lượng bày bán trên các sạp, xề ven đường cũng rất khiếm tốn.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang