• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bến Lức-Long An: Nông dân lưu ý khi lấy nước tưới chanh vào mùa khô

Nguồn tin: Báo Long An, 02/03/2016
Ngày cập nhật: 4/3/2016

Bước vào mùa khô 2016, dự báo nước trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn từ cầu Bến Lức đến cầu Đức Hòa ở xã Thạnh Lợi (Bến Lức-Long An), độ mặn dao động từ 8 - 15‰ trong tháng 3 đến tháng 4, do đó, diện tích trồng chanh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngay từ lúc này, nông dân trồng chanh cần có biện pháp dự trữ nước và điều chỉnh kỹ thuật bón phân, chăm sóc phù hợp.

Theo khuyến cáo của Viện Cây ăn quả miền Nam, trong điều kiện thiếu nước tưới, đất bị nhiễm phèn, mặn thì biện pháp tốt nhất là bón vôi nung (CaO). Bón vôi không chỉ cung cấp chất canxi cần thiết cho chanh mà còn có tác dụng ngăn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. Nếu thiếu canxi, chanh yếu cây, dễ ngã, trái hay bị nứt, đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô.

Ngoài ra, canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như nắng nóng, nước nhiễm phèn, mặn. Để hạn chế tác hại của nước nhiễm mặn, nông dân có thể bón 30 - 50kg vôi nung cho 1.000m2 bằng cách rải đều trên mặt liếp chanh rồi tưới nước ngọt vào để rửa mặn ra khỏi đất.

Sau khi bón vôi cần bón thêm phân hữu cơ vì đối với cây chanh trên đất phèn thì phân hữu cơ giữ vai trò hết sức quan trọng, giúp cải thiện chất lượng đất, làm tăng độ phì, tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

Đặc biệt trong tình trạng mùa khô thiếu nước và nước bị nhiễm mặn thì vai trò giữ nước của phân hữu cơ hết sức quan trọng. Nông dân nên bón từ 5 - 10kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 2 - 3 bao phân gà hoai mục cho 1 gốc chanh 2 - 3 năm tuổi.

Đối với các loại phân bón sử dụng trong giai đoạn này, nên chọn loại phân đạm gốc amon (NH4+), các loại phân lân dễ tiêu như: Lân Văn Điển hoặc phân DAP, MAP, MKP, các loại phân có chứa silic và canxi. Ngoài ra cần bón thêm xơ dừa và tro trấu theo tỷ lệ 1 - 1 để tăng khả năng giữ ẩm, kết hợp cắt tỉa tạo tán cho vườn chanh, loại bỏ các cành già, cành sâu bệnh để giảm áp lực nhu cầu nước tưới; che phủ đất bằng rơm rạ, cỏ khô; nạo vét kênh, mương xung quanh ruộng chanh; sửa chữa hệ thống cửa cống thoát nước để trữ nước ngọt và tránh làm dậy phèn. Ở các cửa cống lấy nước nên đặt các bao vôi nung và tro trấu cho nước chảy qua để rửa phèn và rửa mặn.

Người trồng chanh cần theo dõi thường xuyên thông tin về diễn tiến nguồn nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ lấy nước vào vườn chanh khi được thông báo độ mặn từ 2 - 3‰. Tuyệt đối không lấy nước vào ruộng khi độ mặn nước từ 5‰ trở lên vì chanh sẽ chết và đất bị nhiễm mặn lâu dài mà không có cách gì rửa mặn hiệu quả được.

Nếu buộc phải dùng nước bị nhiễm mặn nhẹ để tưới thì lưu ý không phun trên lá, tốt nhất tưới thấm qua đất, nhất là giai đoạn chanh mới ra hoa và đọt non, không được giữ nước trong mương quá lâu vì sẽ làm tăng độ mặn trong đất./.

Bùi Thị Kiều Oanh

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang