• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thương hiệu và thị trường tiêu thụ cho quýt Bắc Kạn

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 05/12/2016
Ngày cập nhật: 7/12/2016

Kinh tế nông - lâm nghiệp Bắc Kạn đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát triển bền vững, hiệu quả cao, nông - lâm nghiệp Bắc Kạn cần phải chú trọng xây dưng thương hiệu hàng hóa, tìm thị trường tiêu thụ ổn định.

Diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh hiện có gần 2.500ha, cho sản lượng quả khá lớn, trên 10.000 tấn mỗi năm.

Nỗi niềm người trồng quýt

Trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch là thời điểm vùng quýt Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong (Bạch Thông) bước vào thu hoạch rộ nhất. Theo đánh giá của người dân và thương lái, năm nay sản lượng quýt giảm, giá thấp và tiêu thụ châm hơn so với mọi năm.

Anh Lưu Hùng Cường, một thương lái đã gắn bó với nghề mua bán quýt ở Bắc Kạn từ những năm 1997 cho biết: Nếu như năm ngoái, mỗi ngày gia đình tiêu thụ được 2-3 tấn quả, chủ yếu lên Cao Bằng và về Thái Nguyên, thì năm nay có ngày chỉ tiêu thụ được vài tạ. Nguyên nhân do quýt của Trung Quốc tràn sang Việt Nam rất nhiều, đúng vào thời điểm này, giá lại rẻ và ngọt hơn. Ở Cao Bằng người dân cũng bắt đầu phát triển cây quýt nên nhu cầu tiêu thụ ở đây giảm hẳn. Giá thu mua năm nay dao động từ 5.000 đến 9.000 đồng/kg quả.

Người dân chủ yếu tiêu thụ quýt qua các thương lái, chứ chưa ký kết được hợp đồng được với bất cứ đơn vị đầu mối nào

Hai vợ chồng chị Trịnh Thị Thảo và anh Nguyễn Văn Thành ở tổ 19 phường Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn) làm nghề thu mua quýt hơn 10 năm nay cho biết: Trung bình mỗi vụ, anh chị mua của bà con khoảng 200 tấn quýt để xuất bán đi các nơi. Có 2 hình thức thu mua đó là mua cả vườn từ lúc quả non và mua tại nhà bà con đem đến. Quýt thua mua về sẽ được phân ra từng loại theo cỡ quả, Năm nay loại quả to 4 quả/kg chiếm tỷ lệ chưa đến 10%, giá cao nhất khoảng 14.000 đến 15.000 đồng/kg; loại 2 khoảng 8 quả/kg, chiếm 50%, giá trung bình 8.000 đến 9.000 đồng/kg; loại bé từ 12 đến 14 quả/kg hay còn gọi là quýt bi, giá chỉ 5.000 đồng/kg, chiếm tới 40%.

Trên tuyến tỉnh lộ qua các xã Quang Thuận, Dương Phong có khoảng 20 điểm thu mua quýt. Tư thương thu gom mang đi tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh lân cận, chứ chưa đến được các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Không có thương hiệu nên cũng phần nào quý Bắc Kạn giá thấp. Trong khi đó cam Cao Phong, quýt Đường Canh có giá gấp 3, 4 lần. Diện tích quýt Bắc Kạn hiện nay có khoảng gần 2.500ha, sản lượng khoảng trên 10.000 tấn/năm, đã lâm vào cảnh tiêu thụ chật vật.

Chị Đặng Thị Phương, thôn Vằng Bó, xã Đôn Phong cho biết: 2 vợ chồng chị hái quýt từ sáng sớm, chở bằng xe máy 15km đường rất khó đi để ra tỉnh lộ bán quýt. Nhưng hôm nay ít xe ô tô đến mua, tư thương trả giá thấp, chị mới bán một sọt 40kg giá 8.000 đồng/kg, còn 3 sọt vẫn chờ xem có người trả giá cao hơn mới bán. Trồng quýt cách đây 20 năm, nay gia đình chị có khoảng 600 cây. Năm ngoái thu được 10 tấn, giá trung bình 10.000 đồng/kg. Năm nay mất mùa chỉ được khoảng 5 tấn mà giá lại thấp hơn, chỉ 7.000 đến 8.000 đồng/kg. Cả vụ may ra được khoảng 40 triệu đồng, chưa trừ chi phí.

Chị Đặng Thị Phương ở thôn Vằng Bó xã Đôn Phong, Bạch Thông vẫn đang chờ thương lái đến mua quýt.

Thế nhưng những vườn quýt lớn như hộ ông Lưu Chấn Thụ ở thôn Nà Thoi; Cao Xuân Lãng ở thôn Khuổi Piểu, xã Quang Thuận (Bạch Thông), do áp dụng đầu tư thâm canh theo hướng VietGap nên chất lượng quả cao, lúc nào cũng được giá, tiêu thụ tốt không lo ế. Ông Lưu Chấn Thụ cho biết năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng quả giảm khoảng 20 tấn. Với 3.000 gốc quýt, trừ chi phí gia đình thu về khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.

Vì sao quýt Bắc Kạn khó tiêu thụ?

Nếu như các sản phẩm cây ăn quả có múi như cam Cao Phong Hoà Bình, cam quýt Văn Chấn Yên Bái; cam Hà Giang, Tuyên Quang diện tích, sản lượng lớn gấp nhiều lần so với Bắc Kạn nhưng sản phẩm tiêu thụ rất tốt, giá thành cao thì sản phẩm quýt Bắc Kạn vẫn ở mức giá bình quân không quá 10.000 đồng/kg trong nhiều năm qua. Anh Ma Ngọc Vị- người trồng quýt ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận cho biết nếu giá nâng lên khoảng 12.000 đồng/kg thì người dân mới có lãi. Ngay cả thương lái cũng công nhận quýt Bắc Kạn rẻ, muốn nâng giá cho bà con nhưng không tự điều chỉnh được vì phụ thuộc vào đầu mối tiêu thụ. Đối tượng tiêu thụ quýt chủ yếu vẫn là người dân có thu nhập trung bình, bán lẻ ở các chợ huyện, chợ xã chưa vươn tới thị trường lớn, đưa vào được hệ thống siêu thị thì không thể nâng giá cao được.

Theo anh Nguyễn Văn Thành, chủ cơ sở thu mua quýt mặc dù anh cũng cất công đi tìm thị trường cho quýt của bà con, nhưng ở Hà Nội người tiêu dùng chưa quen ăn quýt có vị chua, mà thích quýt ngọt hơn. Thực tế có một số bà con tham giá cao đầu vụ nên dù quả xanh cũng hái, vị còn rất chua. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến danh tiếng của quả quýt Bắc Kạn. Quýt ngon nhất phải được thu hoạch vào tháng 11 âm, khi đó đã chín vàng, đủ độ ngọt, vị chua giảm đi.

Dù đã có chỉ dẫn địa lý, nhưng quýt Bắc Kạn vẫn chưa được nhiều người biết tới. Điều đó chứng tỏ công tác quảng bá của tỉnh đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và quả quýt nói riêng còn rất hạn chế. Mặc dù tỉnh đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quả quýt nhưng trên thực tế thương hiệu còn rất mờ nhạt. Trong thời gian qua các sở, ngành cũng đã nỗ lực đưa các sản phẩm nông nghiệp trong đó có quả quýt đi trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ, tuy nhiên đó mới chỉ là một trong những cách quảng bá. Người tiêu dùng muốn mua cũng không biết mua ở đâu, vì quýt Bắc Kạn chưa đưa được vào hệ thống siêu thị ở Hà Nội cũng như các trung tâm thương mại lớn. Nguyên do bởi thiếu những điều kiện cần thiết từ chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đến mẫu mã, chất lượng, hệ thống phân phối chuyên nghiệp… Tỉnh chưa xây dựng chiến lược quảng bá mạnh cho sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như tổ chức các lễ hội cam Cao Phong ở Hoà Bình, cam quýt Văn Chấn Yên Bái trong thời gian qua. Ngay một tỉnh miền núi như Yên Bái, mấy năm gần đây cây ăn quả có múi phát triển rất mạnh, do tỉnh có chiến lược đầu tư khuyến khích phát triển và đặc biệt chú trọng đến khâu quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ.

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn chưa có một doanh nghiệp, HTX nào đứng ra liên doanh liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quýt cho bà con. Về vấn đề thành lập HTX, hiện nay nhiều hộ dân trồng quýt với diện tích lớn cũng rất muốn tham gia, tuy nhiên cái khó ở đây là khi trình độ sản xuất của bà con trồng quýt đa số còn thấp, chủ yếu vẫn duy trì thói quen trồng nhưng ít bỏ công đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đến mùa thì thu hoạch. Chất lượng không cao, quả chua, mẫu mã xấu, nhỏ thì không thể phát triển được thương hiệu đưa vào thị trường lớn được. Chính vì nguyên nhân đó mà chương trình hướng dẫn người dân sản xuất quýt theo hướng VietGap được ngành Nông nghiệp triển khai chỉ dừng lại ở mô hình, việc nhân rộng rất khó, đa số bà con kêu khó không áp dụng được...Như vậy, nếu không được tổ chức sản xuất lại, áp dụng quy trình kỹ thuật nâng cao chất lượng, củng cố thương hiệu thì quýt Bắc Kạn có nguy cơ ngày càng khó tiêu thụ, giá kéo xuống thấp.

Phương Thảo

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang