• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng thanh long ruột đỏ ở Cam Lâm: Băn khoăn đầu ra

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 21/11/2016
Ngày cập nhật: 23/11/2016

Nhằm đạt hiệu quả trồng trọt cao hơn, một số hộ ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ. Tuy nhiên, không phải hộ nào cũng đạt kết quả như mong muốn.

Hiệu quả bước đầu

Tuần qua, vườn thanh long ruột đỏ của ông Hoàng Đức Hào (thôn Cửa Tùng, xã Cam An Bắc) tấp nập người thu hoạch. Với 2.536 gốc trồng trên 1,8ha, ông Hào thu lãi gần 100 triệu đồng/lứa. Ông Hào phấn khởi cho biết: “Thanh long càng trồng lâu, năng suất càng cao. Với giá trung bình 12.000 đồng/kg, nếu cây phát triển tốt, đầu ra ổn định thì từ năm thứ tư, vườn thanh long của tôi có thể cho lãi 500 triệu đồng/năm”.

Ông Hào chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ

Trước khi trồng thanh long ruột đỏ, 2,6ha đất của gia đình được ông Hào trồng mì. Ban đầu, cây mì cho hiệu quả, nhưng càng về sau, đất càng cằn cỗi, thêm nắng hạn kéo dài khiến năng suất mì ngày một giảm, lãi ước 600.000 đồng/sào. Ông Hào đã đi nhiều nơi học hỏi và bị cuốn hút bởi những vườn thanh long ruột đỏ ở tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai cho trái 8 - 10 vụ/năm, trong khi những cây trồng khác chỉ cho trái 1 - 2 vụ/năm. Sau khi mua thiết bị kiểm tra độ pH của đất, thấy đạt 5.5 - 6.0 (độ pH đất 5.7 phù hợp với thanh long), tháng 4-2014, ông Hào chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh và cỏ voi làm phân xanh ủ gốc thanh long. Sau 16 tháng, thanh long đã cho trái bói nặng 0,4kg và đến nay đã cho thu 10 lứa gối vụ (60 ngày/lứa, cây đang mang trái vẫn tiếp tục ra hoa), trọng lượng đạt 0,8 - 1kg/trái, năng suất 2 - 7 tấn/lứa.

Theo ông Nguyễn Đình Cương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam An Bắc, thanh long dễ phát triển, có thể tự nhân giống để mở rộng diện tích. Nếu chăm sóc tốt, mỗi gốc thanh long có thể cho khoảng 10 trái, 0,4 - 0,8 kg/trái, mỗi năm cho 8 - 9 lứa. Xã có hộ ông Hào chuyển đổi trồng thanh long ruột đỏ và bước đầu, loại cây này tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng. Hội Nông dân xã sẽ theo dõi hiệu quả của mô hình này thêm một thời gian rồi mới vận động người dân học tập, nhân rộng.

Ở thôn Vĩnh Trung, xã Cam An Nam, 2ha thanh long ruột đỏ với 2.600 gốc của bà Hoàng Thị Kim Loan sau gần 3 năm cũng cho thu 10 lứa. Đây là diện tích được bà Loan chuyển đổi từ đất trồng mì kém hiệu quả. Bà Loan cho biết, thanh long đang cho năng suất trung bình 2 - 5 tấn/lứa, 0,4kg/trái, hiệu quả hơn trồng mì. Với năng suất này, nếu đầu ra ổn định, bà hoàn toàn yên tâm.

Cần thận trọng

Tuy nhiên, không phải hộ nào chuyển đổi trồng thanh long ruột đỏ cũng hài lòng. Theo ông Đinh Văn Cư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Phước Tây, trên địa bàn xã có hộ ông Nguyễn Xuân Mai (thôn Văn Thủy 1) cũng chuyển 1 sào trồng rau đậu sang trồng thanh long ruột đỏ nhưng trái nhỏ hoặc bị hư không rõ nguyên nhân, cộng thêm giá thu mua thất thường khiến ông Mai nản lòng.

Được coi là hộ chuyển đổi hiệu quả nhưng ông Hào cũng lo lắng. Loại cây này không khó chăm sóc, năng suất cao nhưng đầu tư ban đầu khá lớn, chuyển đổi ở diện tích nhỏ không đáp ứng được lượng hàng bán sỉ. Tính ra, 1 trụ thanh long từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch lứa đầu (tưới thủ công) bỏ vốn đầu tư 600.000 đồng. Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch đầu tư 6.500 đồng/kg trái, cộng với chi phí vận chuyển, cắt trái hết 2.800 đồng/kg. Đó là chưa tính 5 người làm vườn trả công 3,6 triệu đồng/người/tháng. Nếu lắp đặt hệ thống tưới tự động cả trên và dưới gốc phải cần thêm hơn 120 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán lại không ổn định: gần Tết có thể tới 46.000 đồng/kg, nhưng có lúc hạ còn 8.000 đồng/kg; chưa kể mỗi lứa phải đạt trên 2 tấn trái bạn hàng mới lấy. “Đã có lứa tôi thu không đạt nên phải mang ra chợ bán rất vất vả, giá cũng hạ còn 5.000 - 8.000 đồng/kg tùy loại. Đầu ra của trái thanh long không giống xoài, ít người trồng, thu theo lứa, không thể bỏ sỉ hàng ngày nên khó chào hàng cho các vựa. Tôi đã liên hệ với một đơn vị thu mua thanh long ở Bình Thuận, nhưng họ yêu cầu phải trồng từ 5.000 gốc trở lên mới thu mua tận nơi”, ông Hào cho biết.

Bà Loan cũng chia sẻ: “Trồng thanh long nếu không nắm chắc kỹ thuật, năng suất thấp, trái nhỏ, diện tích ít thì chỉ bán trực tiếp được tại các chợ. Bây giờ, tôi chỉ mong có nhiều người trồng để đủ lượng hàng cho bạn hàng Bình Thuận thu mua ổn định”.

Ông Đặng Ngọc Thế - Phó Chủ tịch UBND xã Cam An Bắc cho biết, Cam An Bắc là xã chủ yếu trồng mì và mía với tổng diện tích 395ha mía, 208ha mì. Mấy năm qua nắng hạn, mất mùa, 1 sào mía hoặc mì nếu bán được giá cũng chỉ lãi 1 triệu đồng/năm. Vì vậy, lãnh đạo xã rất quan tâm đến việc chuyển đổi, phát triển cây trồng mới. Nếu cây thanh long cho năng suất cao, ổn định đầu ra thì xã sẽ khuyến khích nhân rộng. Xã sẽ liên hệ với các đơn vị thu mua để góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân.

Ông Nguyễn Lai - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm: Việc nông dân tìm tòi chuyển đổi giống cây trồng mới, hiệu quả cao, thích ứng được với biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt là đáng quý. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi ồ ạt mà không tìm được đầu ra ổn định sẽ dẫn đến nguy cơ nông sản sản xuất với số lượng lớn không tiêu thụ được, bị ép giá. Vì vậy, bên cạnh định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, các cấp hội cần tuyên truyền để nông dân không chuyển đổi ồ ạt, chạy theo phong trào, đồng thời tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ nông dân cung cấp thông tin thị trường, tìm đầu ra.

TIỂU MAI

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang