• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thăm vùng cù lao xoài

Nguồn tin: Báo An Giang, 22/11/2016
Ngày cập nhật: 23/11/2016

Cù lao Giêng (Chợ Mới, An Giang) từ lâu được thiên nhiên ưu đãi với vùng đất màu mỡ, nơi nuôi dưỡng biết bao con người lớn lên cùng trái xoài. Một lần trở về thăm vùng cù lao xoài, chúng tôi mới thấy hết sự chuyển mình của vùng đất này và cả những thách thức cho hướng đi sắp tới.

Không cần đợi đến mùa xoài, hễ ai đặt chân lên vùng đất cù lao Giêng, địa phận của 3 xã Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân đều thấy nhịp sống hối hả của những thương buôn đang ngày đêm vận chuyển xoài. Hình ảnh những người đàn ông hay phụ nữ hì hục chở từng chuyến xoài lên xuống bến đò Mỹ Luông đã được thay thế bằng hình ảnh thong thả hơn nhờ chiếc cầu thẳng tắp nối 2 bờ Mỹ Luông-Tấn Mỹ. Những chuyến xe tải chuyển hàng giao về vùng trên nhờ đó mà thuận tiện hơn. Đang nhanh tay lựa chọn chuyến hàng về chợ đầu mối tận Tiền Giang, chị Thư, ngụ ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, xởi lởi: “Làm nghề lái buôn cực lắm cô ơi, nếu không nhanh nhẹn và chịu khó sẽ không kham nổi chuyện vào tận vườn nông dân thu mua, phân loại hàng và đích thân chở hàng đi phân phối. Những ngày thị trường “ăn hàng” có thể nhận đến vài tấn, còn khi dội chợ mình cũng phải biết uyển chuyển phân phối thêm ở những thương lái, đầu mối khác”.

Người dân khá nhờ nghề buôn xoài

Xã Bình Phước Xuân, nơi đã xóa lúa, chỉ chuyên trồng xoài (915 héc-ta) có đến hàng trăm người sống bằng nghề thương lái, hơn 50 người sống bằng nghề thu mua xoài lá, 15 vựa xoài lớn chuyên thu mua và “tập kết” những chuyến xoài ba màu ra Bắc. Theo các thương buôn, xoài ba màu những năm qua được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, không kén chọn quả to, nhỏ, chất lượng loại 1, 2 hay 3, miễn đủ số lượng đặt hàng, giá cả dao động tùy theo thời điểm từ 30-40 ngàn đồng đến 60-70 ngàn đồng. Thế nhưng, đằng sau điều phấn khởi đó là chuyện đáng buồn, bởi việc mua bán giữa những lái xoài và người Trung Quốc phải thông qua một “tay cò” biên giới. Họ nhận hàng đem bán, nhận hoa hồng rồi mới giao tiền chứ không có bất kỳ sự ký kết hợp đồng mua bán nào, tất cả chỉ phụ thuộc vào niềm tin. Hơn nữa, lý do thị trường Trung Quốc lấy hàng dễ tính chính là thu mua xoài giá rẻ sau đó nhập vào kho, sơ chế, đóng gói, dán nhãn mác mang thương hiệu xoài Trung Quốc đem xuất khẩu sang các nước khác. Chia sẻ về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Bình Phước Xuân, nói: “Chúng tôi biết đây là điều thiệt thòi cho nông dân địa phương nên đã nỗ lực cùng các xã khác xây dựng thương hiệu “Trái cây cù lao Giêng”. Quá trình làm thủ tục và xây dựng đến nay đã 2 năm và đang trong quá trình hoàn thiện. Có được thương hiệu chung, chúng tôi còn nâng cao chất lượng trái xoài với cách trồng theo tiêu chuẩn VietGap và tìm kiếm nhiều thị trường có tính bền vững hơn”.

Nói về VietGap, chú Tám, xã Bình Phước Xuân, cho biết: “Tôi đã có kinh nghiệm mười mấy năm trồng xoài và hơn 7 năm trồng theo kiểu VietGap. Những tiêu chuẩn để trồng cho ra trái xoài sạch, đảm bảo chất lượng không làm khó nông dân chúng tôi, mà cái khó nhất hiện nay chính là tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho xoài VietGap, chứ hiện nay sản xuất xong không ai ký kết thu mua, nông dân buộc lòng bán cho thương lái như xoài thông thường”. Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Thắm, kỹ thuật viên nông nghiệp xã Bình Phước Xuân, sản xuất xoài theo VietGap phải đảm bảo tiêu chuẩn, kích cỡ trái xoài theo nhu cầu đặt hàng, do vậy năng suất thu hoạch sẽ giảm hơn so với xoài truyền thống, nên giá cả có phần cao hơn thị trường. Những siêu thị trong vùng có đặt vấn đề ký kết nhưng không thỏa thuận được giá nên xoài VietGap vẫn chưa tiêu thụ được. Còn thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc có thể trả giá trái xoài gấp đôi, gấp ba nhưng rất khó đáp ứng nhu cầu của họ.

Hướng đi cho trái xoài đã có, vấn đề hiện nay là làm sao để có tiếng nói chung giữa người nông dân trồng xoài và những thị trường khó tính. Việc củng cố lại cách thức làm ăn và sản xuất của các nhà vườn, thương lái cũng cần được quan tâm hơn theo hướng bền vững, đảm bảo khai thác gắn liền vào bảo vệ tài nguyên đất, đáp ứng vùng đất canh tác xoài trong những năm tiếp theo, cùng với đó là xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, sản xuất sạch hơn để nâng cao chất lượng trái xoài nơi xứ cù lao.

Đón đầu xu thế lựa chọn thực phẩm sạch và đáp ứng các thị trường khó tính hơn, những năm qua, các xã cù lao đã tổ chức được 2 lớp học cho nông dân về kỹ thuật trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGap; có 95 nông dân tham gia vào hợp tác xã, với diện tích trồng gần 90 héc-ta.

TRÚC PHA

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang