• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ cây quýt

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 11/11/2016
Ngày cập nhật: 14/11/2016

Ông Nguyễn Văn Sử, ở bản Mèn, xã Dương Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn), người biến đất hoang thành đồi quýt cho nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm. Mới đây, đã đăng ký tham gia mô hình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP để có sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Từ trồng quý mà có nguồn thu nhập lớn

Con đường vào khu kinh tế của ông Nguyễn Văn Sử rất khó đi, phải gồng mình giữ chắc tay lái chúng tôi mới điều khiển được xe máy đi ngược lòng khe suối để đến vườn quả.

Chỉ tay về phía trước,Ông Nguyễn Văn Sử giới thiệu: “Đồi này gần 3ha, phía trên là quýt, còn dưới này là cam và chanh. Quýt mới chớm vào đầu vụ thu hái. Còn chanh thì từ tháng 9 đến giờ đã bán được hơn một tấn. Chanh năm nay sai quả và rất mọng nước, đầu mùa được giá, còn giờ rẻ quá, có 6.000 đồng/kg, chanh thì giá gấp đôi”.

Đồi quýt của ông Nguyễn Văn Sử hiện có hơn 1.000 cây đã cho quả.

Ông Sử trước đây cũng rất khó khăn, từ Nam Định, gia đình ông lên Dương Phong xây dựng kinh tế mới. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, cùng dân bản vào khe Khuổi Dân để phát rừng làm nương rẫy, được vài năm khi đất bạc màu thì bỏ hoang. Chục năm sau, ông đã nhận đất giao khoán của Nhà nước để trồng rừng. Thấy những cây quýt được trồng từ hồi làm nương cho quả dù không chăm sóc, năm 1998, ông đã trồng tăng thêm diện tích. Vừa chăm sóc vừa trồng mới, đến nay, đồi quýt của gia đình ông có hơn 1.000 cây đã cho quả.

Địa hình dốc, cây khá cao, nên việc thu hái quýt phải bắc thang leo lên mới cắt được quả. Quả lấy được phải gánh xuống dưới chân đồi mới vận chuyển bằng xe máy ra tỉnh lộ 257. Vì đất dốc, nhiều lúc gánh quýt bị trượt ngã, quả lăn tứ tung, dập nát. Do vận chuyển trên đường gập ghềnh nên không tránh được việc quả quýt bị dập hỏng, phải loại bỏ. Quýt mang ra ngoài đường cái mới được giá, còn bán ngay tại đồi thì loại to cũng chỉ 10.000đ/kg.

“Cô thấy đường vào đồi quýt rồi đấy, khó đi quá, tôi và các hộ có quýt ở đây cũng muốn làm đường nhưng chưa đủ lực” - ông Nguyễn Văn Sử nói. Trong đồi cây, ông làm đường bê tông để thuận tiện cho việc đi lại thu hoạch và chăm sóc. Chuẩn bị vụ thu hái quả năm nay, vừa rồi, ông lại cùng với các hộ có quýt trong khe Khuổi Dân hợp sức làm đường. Gọi là làm đường, nhưng thực tế là phát quang cây cối hai bên, xếp lại đá, đổ thêm sỏi trong lòng khe suối, để xe máy đi lại dễ dàng hơn thôi.

Chịu khó tìm tòi, áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc

Thấy ông Sử trồng quýt cho thu nhập cao nên dân bản cũng làm theo. Giờ thì nhà nào cũng có quýt, nhưng kinh nghiệm chăm sóc thì không ai được như ông Sử. Đồi quýt của ông cho quả to, sản lượng nhiều.

Theo ông Sử, trồng quýt phải chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Quét vôi quanh gốc để phòng bệnh thối rễ và chảy mủ thân cây. Từ lúc cây quýt bói quả đến khi thu hoạch, cần quản lý côn trùng gây hại như: rệp, rầy, bọ trĩ, nhện đỏ...

Sau chuyến tham quan vườn cam Cao Phong (Hòa Bình) trở về, ông Sử đã làm bẫy diệt ruồi vàng. Thuốc dẫn dụ được ông mua về pha trộn, rồi tẩm bông buộc vào ống nhựa, treo lên cây. Với hơn 20 bẫy dẫn dụ treo khắp đồi quýt, số lượng lớn ruồi vàng đục quả đã bị tiêu diệt.

Ông Nguyễn Văn Sử quét vôi quanh gốc quýt để phòng trừ bệnh thối rễ và chảy mủ thân cây.

Đồi quýt của ông đang có một số cây còi cọc, vàng lá. Đây là bệnh do vi rút gây ra, chưa có thuốc trị, mà chỉ phòng ngừa bằng cách chặt bỏ những cây bệnh và phun thuốc diệt rầy để tránh lây lan.

Khi hỏi về việc sử dụng thuốc hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, ông cho biết: “Tôi chỉ dùng các loại thuốc Nhà nước cho phép sử dụng, có bán tại cửa hàng vật tư nông nghiệp”. Khi phun thuốc phải làm theo đúng hướng dẫn.

Với quýt trồng trên đồi cao thì việc duy trì độ ẩm là rất cần thiết, nhất là khi cây bói quả. Do vậy, ông Nguyễn Văn Sử đã làm hệ thống dẫn nước từ khe Khuổi Dân về tưới cho cây. Từ kiến thức thu được qua tập huấn, ông đã tự tạo giống cây bằng cách chiết cành.

Hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Ông Nguyễn Văn Sử cho biết, so với năm ngoái, quýt năm nay chín muộn hơn. Nếu thời tiết thuận lợi, năm nay sản lượng quýt của gia đình sẽ đạt trên 30 tấn, tăng gần gấp đôi năm trước. Tuy nhiên, do sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên năng suất và chất lượng chưa cao”.

Khi hỏi về đầu ra, ông mỉm cười: “Quýt Dương Phong đã có chỉ dẫn địa lý. Đến vụ thu hoạch quýt ở chỗ ngoài nhà tôi, nhộn nhịp người và xe cộ. Tôi toàn cân quýt cho khách quen đặt hàng, họ đến từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang… Điều mà tôi quan tâm lúc này là giá cả, năng suất và chất lượng quýt”.

Được biết, năm 2017, xã Dương Phong triển khai sản xuất 20ha quýt theo tiêu chuẩn VietGAP. Chủ trương là lựa chọn thực hiện mô hình đối với những hộ có điều kiện chăm sóc và có đồi quýt đi lại thuận tiện. Mặc dù đường vào đồi quýt còn khó đi nhưng ông Nguyễn Văn Sử đã đăng ký tham gia thực hiện theo chuẩn VietGAP.

Nếu được lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Nguyễn Văn Sử sẽ có cơ hội sản xuất sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân cũng như người tiêu dùng.../.

Đồng chí Ma Văn Thời- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Dương Phong (Bạch Thông): Ông Nguyễn Văn Sử là một điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2015, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn tặng bằng khen. Diện tích quýt gần 3ha ở sâu trong khe Khuổi Dân, chủ yếu do một mình ông Sử chăm sóc. Kinh nghiệm trồng quýt cũng được ông chia sẻ với bà con địa phương”.

Hà Thu

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang