• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Băn khoăn cây quýt trái vụ

Nguồn tin: Báo An Giang, 10/11/2016
Ngày cập nhật: 11/11/2016

Cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) phát triển mạnh mô hình sản xuất “nông – lâm kết hợp”, như trồng cây ăn quả có múi (bưởi, cam, quýt, sầu riêng…) tạo thành vùng đặc sản phục vụ du lịch. Trong đó, có nhiều loại giống quýt từ đồng bằng, rồi chăm sóc thu hoạch trái vụ.

Khai thác lợi thế vùng cao

Với 12 công quýt trên đồi Latina (núi Cấm), ông Trần Văn Danh khoe, sản phẩm tiêu thụ về Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang), kể cả việc bán sang Campuchia. Quýt của ông trồng là giống ghép trên gốc cây cam sành, cam mật; lạ hơn các vườn khác và cây giống cùng loại nên bạn hàng đến mua và người tiêu dùng cũng thích.

Theo ông Danh, quýt hợp với đồi dốc và đất pha cát, nhất là không khí lạnh núi non; nhà vườn cần chủ động nguồn nước tưới sẽ thu hoạch trái vụ, bằng không dễ bị rủi ro về thời tiết, hoặc để cho cây tăng trưởng theo mùa tự nhiên.

Vườn quýt trái vụ trên núi Cấm

Chuẩn bị Tết sắp tới, nhà vườn vùng cao còn đón trước rằm tháng mười âm lịch, dịp người hành hương và du khách tham quan núi Cấm, sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ và thưởng thức đặc sản núi non.

Ghé thăm vườn quýt khu vực dốc 4000 (núi Cấm), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, 15 công quýt ở vồ Thiên Tuế đang tốt và sắp thu hoạch, còn 14 công quýt đường ở vồ Bà cũng khả quan với trái vụ. “Giá bán hiện tại dao động 20.000đồng/kg, nhích hơn năm rồi chút ít” - anh Tùng phấn khởi. Được vậy, nhờ mua dây dẫn từ suối Thanh Long, tưới xuyên suốt mùa khô, cây phát triển sung túc.

Theo nhiều nhà vườn, quýt đường tuy sắc độ không rực rỡ, nhưng hương vị rất đậm đà được nhiều người ưa thích, dân lập vườn trồng quýt đường trở thành xu thế. Đối với anh Trần Văn Hùng (vồ Bà) chọn quýt đường không dội chợ hay ế hàng, chiếm ưu thế về chất lượng và trọng lượng. Từ 20 công đất vườn đồi, anh trồng 15 công quýt và 5 công cam, niên vụ 2015-2016 doanh thu trên 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lời trên 120 triệu đồng.

Dễ bị rủi ro

Chủ động nguồn nước, chăm sóc thu hoạch trái vụ, nhà vườn trên núi Cấm đều biết. Khi gặp phải thời tiết bất trắc, chẳng hạn mưa gió dài ngày và phổ biến trên diện rộng, như tháng 10 vừa qua thì khó bề xoay trở. “Mưa quá sức, thoát nước không kịp, cây ngập úng dễ bị tác động đến việc rụng trái” - ông Trần Hoàng Anh (vồ Đầu) cho hay.

Mùa khô năm 2016, lúc cây quýt đang ra hoa lại bị hạn đến tháng 7, tháng 8. Cuối tháng 9, mưa gió dồn dập, khiến nhiều miếng vườn thất thu 30 - 40%, thậm chí có miếng vườn quýt bị rụng trái lên đến 50%.

Từ thực tế, anh Nguyễn Văn Ngàn (khu vực Ô Tứk Sa) chia sẻ, lập vườn trồng quýt và thu hoạch trái vụ, ai cũng biết cho lợi nhiều mặt, nhất là tình trạng giá cả và không sợ sản phẩm ứ đọng. Song, không ít nhà vườn lại băn khoăn về thời tiết, chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu. Đó là chưa kể diện tích vườn cây ăn quả phát triển, sâu bệnh cũng phát sinh, mà sợ nhất là mưa gió bất thường bị tác động mạnh đến thời vụ thu hoạch. Tương tự, ông Trần Văn Dũng (vồ Mồ Côi) khẳng định, tay nghề kỹ thuật và vốn là 2 yếu tố sẽ giúp nhà vườn núi Cấm thành công hơn.

Bằng mô hình sản xuất “nông - lâm kết hợp”, anh Si Sô Vath, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo cho hay, năm 2016, 66 cư dân núi Cấm được xét chọn “Nông dân giỏi”, thu nhập từ 150 triệu - 350 triệu đồng/héc-ta/năm. Với thống kê chưa đầy đủ, diện tích cây ăn quả có múi trên núi Cấm lên tới 150 héc-ta, tăng trong vòng 3 năm gần đây.

Theo ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, đây là tín hiệu đáng mừng, hình thành vườn cây đặc sản ở khu du lịch. Trước xu thế phát triển, ngành sẽ có giải pháp khuyến cáo, tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn canh tác hiệu quả hơn.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang