• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Trẻ hóa” cây xoài núi

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/11/2016
Ngày cập nhật: 5/11/2016

Đó là giải pháp kỹ thuật được cư dân vùng Bảy Núi (An Giang) thử nghiệm và đang theo dõi quá trình sinh trưởng, với kỳ vọng thay đổi giống xoài thanh ca và xoài bưởi bị lão hóa; đồng thời, mở ra cách làm mới cho khu vực đất đồi dốc, nâng cao giá trị đối với loài cây ăn trái đặc sản này.

Nông dân Bảy Núi xem đây là công việc mới mẻ, do quá trình tiếp cận với kỹ thuật và đặc điểm thời tiết miền núi. Anh Nguyễn Văn Sâu (ấp Tà Lọt, xã An Hảo, Tịnh Biên) kể, khi tham quan ở Cái Mơn và Cai Lậy thấy phát ham, muốn về ghép vườn xoài nhà, nhưng tay nghề chưa biết gì nên còn ngại. “Giống xoài miền núi đa số là thanh ca, cây lâu năm phần nhiều lão hóa. Còn xoài bưởi do ngành Kiểm lâm cấp phát theo dự án trồng rừng phòng hộ, cây từ 10 năm trở lên. Cả 2 loại đều bị thoái hóa, cần phải được thay thế”- anh Sâu chia sẻ. Bây giờ, thay giống bằng cây ươm, ít nhất 5 năm sau mới cho trái; nếu trồng liền cây tháp, ghép thì nhanh gì cũng từ 3 năm.

Xoài tháp, ghép sau khi cắt cành, tỉa nhánh

Năm 2014, nhà vườn dưới chân vồ Chư Thần (núi Cấm) thấy vườn ông út Quýt và hai Hằng (ấp Ba Xoài, xã An Cư, Tịnh Biên) ứng dụng kỹ thuật tháp, ghép để thay thế giống xoài mới, mà vẫn giữ được nguyên gốc và không cần phải triệt hạ. Vậy là, người ta để ý và theo dõi cách làm này. Đúng một năm sau, chứng kiến 2 ông thu hoạch vườn xoài cát Hòa Lộc tháp, ghép gốc xoài bản địa, mọi người cảm nhận ngay sự tiến bộ vượt bậc và mong ước sẽ bắt chước làm theo. Nhiều cư dân cho hay, xoài tháp, ghép luôn cho trái trọng lượng to và năng suất tăng lên rõ rệt; vào vụ thu hoạch thương lái rất ưa thích, giá mua nhích lên chút ít, bởi chất lượng thịt thơm, ngọt ngon hơn so cùng loại.

Tuy mới thử nghiệm, nhưng lợi ích đã rõ. Song, không ít người còn băn khoăn, khi bỏ ra vốn đầu tư và chờ đợi chu kỳ thu hoạch. “Coi vậy, mà ngán lắm, mỗi cây phải bỏ ra 100.000 đồng. Tháp, ghép một công, tốn từ 2,5 triệu đồng trở lên”- ông Lưu Văn Thế (bến Bà Chi, xã Lê Trì, Tri Tôn) tính toán. Trong khoảng thời gian 1-2 năm chờ đợi cho chồi tháp, ghép phát triển mạnh khỏe và ra hoa, kết trái, các nhà vườn phải cật lực tận dụng nền đất để lấy ngắn nuôi dài; bằng không sẽ thất thu.

Nhà vườn phấn khởi từ kết quả tháp, ghép

Anh Lê Văn Hiện (ấp Tà Lọt, xã An Hảo) vừa thử nghiệm tháp, ghép chồi xoài cát Hòa Lộc trên thân xoài bưởi, diện tích khoảng 2 - 3 công. “Với kỹ thuật mới này, hy vọng thay đổi giống xoài thanh ca và xoài bưởi bị thoái hóa. Đây còn là giải pháp rút ngắn chu kỳ sinh trưởng cây xoài, mau cho trái hơn so trồng lại mới từ đầu”- anh Hiện nói. Nếu trồng cây ươm hoặc cây tháp, ghép thì chu kỳ cho trái cũng từ 3 - 5 năm. Trong khi đó, giữ nguyên thân cây xoài, chỉ cần cắt cành và tỉa nhánh; rồi đưa chồi xoài cát Hòa Lộc vào tháp, ghép mỗi cây cỡ 20 chồi (5.000 đồng/chồi), một công khoảng 25 cây; sau một năm sẽ xử lý ra hoa và kết trái hoặc để theo mùa tự nhiên.

Cùng với cách làm của anh Hiện, anh Nguyễn Văn Sâu còn thử nghiệm trên diện tích 5 công xoài bưởi, kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ chồi sống tốt và khỏe mạnh đạt yêu cầu mong muốn. “Năm 2017, hy vọng xoài tháp, ghép sẽ cho trái vụ đầu. Rút kinh nghiệm, tiếp tục mần thêm 10 công nữa”- anh Sâu tự tin. Với 15 công vườn xoài thanh ca và xoài bưởi, anh sẽ thay đổi giống mới hoàn toàn. Khi vào vụ dễ xử lý kích thích ra hoa và kết trái mùa nghịch, việc mua bán dễ dàng và giá cả cũng có phần thuận lợi hơn. Như vậy, khu vực đất dốc sẽ được khai thác, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu, khắc phục nhược điểm “trúng mùa- rớt giá”, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang