• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng ngừa hoa mít thối

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 02/11/2016
Ngày cập nhật: 3/11/2016

Đứng trước hàng mít lá bàng có độ tuổi 6 - 7, ông Nguyễn Văn Út ở xã Long Hưng (Bù Gia Mập, Bình Phước) cho biết: Hai năm trước, mỗi cây đã cho 5 - 7 trái, năm nay cây nào cũng ra trái nhỏ đầy thân, cành nhưng rụng hết, chỉ vài cây còn 1 - 2 trái. Không chỉ vườn ông Út, gần đây khá nhiều vườn mít

Theo quan sát, rất nhiều phát hoa còn bám vào thân cây, nhiều phát hoa còn tươi rói nhưng ở vị trí tạo trái lở loét. Những phát hoa to (sau trở thành cuống trái) là của hoa cái, tương lai trở thành trái mít, những phát hoa nhỏ thẳng như chiếc đũa bếp thuộc về hoa đực. Hoa đực hiện diện khắp nơi trên cây mít, từ thân, cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 (nhánh) trong khi hoa cái thường ra từ thân hoặc từ một số cành lớn. Ở những cây rụng trái, hiện tượng đi kèm thường là nhiều trái nhỏ (hay dái mít - cách nói của nhà vườn về hoa mít đực) to bằng ngón tay, sau hóa đen, thay vì rụng thì trên bề mặt có một lớp bột mịn màu xám trắng và tồn tại khá lâu trên cành.

Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh cây mít ở Trung tâm cây ăn trái miền Đông cho thấy, cây mít có những biểu hiện như trên lá đã bị bệnh thối hoa và trái non; bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Đã có những cây mít, thậm chí một phần vườn mít, không cho trái nào bởi vì hoa và trái non của chúng đã rụng hết do nấm Rhizopus nigricans gây hại. Bệnh thối hoa và trái mít thường xảy ra vào mùa mưa. Bào tử nấm Rhizopus nigricans chờ chực đâu đó (trên đất, trên cây mít) gặp điều kiện “thuận lợi” (nóng, ẩm, ướt), phát triển rất nhanh. Theo quan sát thì có thể một hoặc vài hoa đực trên cành cây nhiễm nấm trước, sau đó lan ra các hoa, trái khác. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần. Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Đây là nguồn phát tán nấm Rhizopus nigricans chính yếu đối với cây mít. Trong mùa mưa ẩm ướt, ẩm độ không khí cao thì hoa, trái bệnh sẽ thối, rụng khỏi cuống. Trong trường hợp nấm Rhizopus nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.

Bệnh thối hoa, trái mít do nấm Rhizopus nigricans gây ra thường gây hại nhiều trong điều kiện vườn trồng ẩm ướt, tán cây rậm rạp, không thông thoáng. Trong thời kỳ cây mít ra hoa, rất dễ bị nấm xâm nhập tấn công. Trên một cây có vài hoa, trái non nhiễm nấm thì tạo ra áp lực cao cho những trái còn lại. Khi hoa, trái non đã bị bệnh thì không có cách nào để chữa khỏi. Để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa: Chọn vùng đất đủ nước tưới ẩm, thoát nước tốt, vườn luôn thoáng đãng. Trồng mít thưa, định kỳ (nhất là đầu mùa mưa) tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá. Bón phân cân đối, thường xuyên kiểm tra, thu gom kịp thời những hoa, trái bị bệnh đem tiêu hủy. Khi vườn bị bệnh thối trái nhiều và lặp lại hàng năm thì vào đầu vụ ra mít hoa nên phun xịt ngừa bằng một trong các loại thuốc diệt nấm như: Bemyl 50WP, Bendazol 50WP, Benotigi 50WP, Fundazol 50WP, Benzeb 70WP.

MINH TUẤN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang