• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chàng trai 9x mê trồng trái cây sạch

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 30/09/2016
Ngày cập nhật: 2/10/2016

Chàng trai mà chúng tôi muốn nhắc tới là Võ Văn Lắm (sinh năm 1992) ngụ ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Cha mất sớm nên bản thân anh Lắm phải tự lập để nuôi sống bản thân và chăm sóc mẹ. Học hết lớp 10, anh quyết định nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Trồng 3 công lúa và nuôi cá nên cuộc sống gia đình cũng tương đối ổn định.

Anh Võ Văn Lắm chăm sóc vườn trái cây sạch của mình

Năm 2011, anh Lắm cùng mẹ về quê ngoại mua 2.000m2 canh tác. Anh trồng các loại rau màu như: hành lá, bí, cải... nhưng giá cả bấp bênh, nhiều lúc phải thua lỗ. Quyết tâm tìm hướng đi mới, anh chuyển sang trồng ổi Đài Loan và bưởi da xanh. các giống cây này anh tìm mua ở Trại cây giống tỉnh Tiền Giang. Ban đầu, anh vẫn sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cho vườn cây ăn trái như phương thức trồng truyền thống của nhiều nông dân trước đây. Vườn ổi cho trái nhiều, trái to nhưng không ngọt, mặt khác xung quanh cũng có rất nhiều vườn trồng ổi nên rất khó cạnh tranh.

Sau thời gian dài chăm sóc vườn cây, anh Lắm nhận thấy việc phun thuốc trừ sâu sẽ trực tiếp hít phải, gây nguy hiểm cho bản thân, những người làm xung quanh và cả người tiêu dùng. Từ đó, anh quyết định “đột phá” với ý tưởng trồng trái cây “sạch” phục vụ cho gia đình, bạn bè và cung cấp ra thị trường.

Đầu năm 2014, vườn cây ăn trái của anh Lắm bắt đầu thực hiện phương thức không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà thay vào đó là phân chuồng, các chế phẩm sinh học. Tận dụng sự cân bằng sinh thái thu hút các loại thiên địch để phòng trừ bệnh trên cây trồng. Anh tận dụng những loại thực vật như: vỏ đậu xanh, rơm, lá cây để chúng tự hoai mục thành phần cung cấp lại cho cây, mục đích là phải tạo được sản phẩm an toàn, không độc hại.

Việc sản xuất bắt đầu có chiều hướng thuận lợi nên anh Lắm nghiên cứu sâu hơn về cách trồng các loại trái cây “sạch” và hướng đến nhiều loại sản phẩm khác. Để bảo vệ vườn cây ăn trái của mình, anh Lắm sử dụng phương thức bao trái bằng túi nilon cho ổi và túi cước cho bưởi. Phương thức trồng trái cây “sạch” năng suất thu về thấp hơn từ 2 tấn/đợt trái (mỗi đợt khoảng 2 tháng) chỉ còn 1 - 1,2 tấn/đợt trái đối với ổi Đài Loan, nhưng bù lại giá bán từ 7.000 đồng/kg nay được bán với giá 15.000 đồng/kg cho các cơ sở trái cây sạch ở TP.Hồ Chí Minh. Để trái đạt chất lượng, anh phải sử dụng phương thức tỉa trái (mỗi nhánh ra 3 trái thì bỏ đi 2 trái) và sử dụng bao trái giúp trái có chất lượng tốt, đẹp, tránh được ruồi đục trái, ruồi vàng gây bệnh xì mủ trên bưởi... Mặt khác, anh còn tận dụng diện tích đất trống trồng thêm ngò rai, rau thơm, rau má... để tăng thêm thu nhập, giữ ẩm cho đất, tránh cỏ dại gây hại.

Hiện tại, vườn bưởi da xanh của anh đã bắt đầu cho trái, để tập trung cho bưởi phát triển tốt, anh tỉa thưa số lượng cây ổi Đài Loan trong vườn. Bình quân mỗi tuần, vườn ổi cho năng suất từ 100 - 200kg trái với giá 15.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí đầu tư, mỗi tháng anh Lắm có thể thu lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Phát huy lợi thế, anh đầu tư trồng 1.300m2 gừng chuẩn bị cho thu hoạch và cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn lớn tại TP.HCM.

Anh Lắm chia sẻ: “Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích và từng bước xây dựng “hàng rào sinh học” bằng cách trồng đậu rồng, đậu đũa, đậu que... để thu hút thiên địch, cách ly với môi trường bên ngoài bảo vệ vườn ăn trái. Đào ao nước để sử dụng nước lọc tưới cho cây ăn trái, sử dụng hệ thống tưới phun nhằm tiết kiệm nước, giảm công chăm sóc”.

Mô hình trái cây “sạch” của anh Võ Văn Lắm là hướng đi mới cho nông sản Việt Nam đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

CHÍ TRUNG

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang