• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ hội làm giàu từ dừa sáp cấy phôi

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 27/09/2016
Ngày cập nhật: 29/9/2016

Sau 7 năm nghiên cứu, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản -Trường Đại học Trà Vinh đã nhân giống thành công cây dừa sáp bằng phương pháp cấy phôi. Cây dừa sáp cấy phôi khi ra quả sẽ cho tỷ lệ sáp từ 70-90% so với giống dừa ngoài tự nhiên. Thành công này mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân trồng dừa ở xứ Trà Vinh.

Công trình vì nông dân

Dừa sáp là giống cây đặc sản của nước ta chỉ có ở tỉnh Trà Vinh, trong đó chủ yếu vùng huyện Cầu Kè và một số địa phương lân cận. Tuy nhiên, dừa sáp tự nhiên tỷ lệ trái có sáp chỉ chiếm khoảng 20% nên sản lượng ít, khi ra thị trường giá rất đắt. Do vậy, tuy là cây đặc sản nhưng nông dân vẫn chưa khấm khá được với cây đặc sản này. Chính vì vậy, các kỹ sư Trường Đại học Trà Vinh bắt đầu công trình nghiên cứu cấy phôi dừa sáp. Sau 7 năm nghiên cứu, thực nghiệm, đầu năm 2016 quy trình này được công nhận với sản phẩm giống dừa sáp khi trồng sẽ cho tỷ lệ trái có sáp trên 70%, đặc biệt có vườn tỷ lệ lên đến 90%, 100%.

Tiến sĩ Lâm Thái Hùng- Trưởng khoa Nông nghiệp - Thủy sản - Trường Đại học Trà Vinh, cho biết: "Giống dừa sáp ngoài tự nhiên trung bình 1 buồng khoảng 10 trái thì chỉ có 2 trái cho sáp, những trái còn lại là dừa bình thường. Khi đó, nông dân lấy 8 trái không sáp làm cây giống thì cây con khi trưởng thành cho tỷ lệ trái có sáp cũng tương tự. Từ thực tế này nên khoa nghiên cứu lấy phôi (mọng) trái dừa có sáp cấy, nuôi trong môi trường dinh dưỡng để thành cây giống đem đi trồng sẽ cho trái tỷ lệ trái có sáp nâng lên rất cao".

Cây dừa sáp cấy phôi được ươm thành công.

Bà Phạm Thị Thanh Thúy, Giảng viên Bộ môn Trồng trọt Khoa Nông nghiệp - Thủy sản - Trường Đại học Trà Vinh, người trực tiếp nghiên cứu, cho biết: "Để cho ra một cây giống phải mất hai năm gồm các công đoạn như: lấy phôi trong trái dừa sáp, cấy phôi rồi nuôi trong môi trường dinh dưỡng, đem ra vườn ươm đến khi cây cao khoảng 1 mét có thể cung ứng ra thị trường. Chi phí để làm ra cây giống dừa sáp theo phương pháp này khá cao. Hiện tại, khoa đang nhận hợp đồng cung ứng giống cho nông dân với giá 800.000 đồng/cây. Sau đó nông dân trồng thêm khoảng 4 năm nữa thì dừa sáp sẽ cho trái".

"Tính đến nay Khoa Nông nghiệp - Thủy sản đã ký hợp đồng cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật trồng cho nông dân với diện tích trên 10 ha. Một số vườn đã cho thu hoạch với tỷ lệ trái có sáp đều trên 70%, có vườn lên đến 90% và 100%. Hiện tại khoa cũng đang nhận hai đơn đặt hàng sản xuất 300 cây giống của hai hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng ra dân với diện tích lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng"- cô Thanh Thúy chia sẻ.

Cơ hội làm giàu cho nông dân

Ông Thạch Phu My, Chủ nhiệm HTX dừa sáp Hòa Tân (Cầu Kè, Trà Vinh), cho biết: "Vùng Hòa Tân trồng dừa sáp có tỷ lệ trái sáp khoảng trên 20%, các vùng khác tỷ lệ còn thấp hơn. Hiện tại giá dừa sáp thu mua tại địa phương là 160.000 đồng/trái (loại 1), nhưng không có hàng để bán vì tỷ lệ sáp thấp nên khan hiếm hàng. Khi kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp cấy phôi thành công sẽ mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân trồng dừa ở địa phương".

Quả dừa sáp to, tròn và giá trị dinh dưỡng không đổi.

Nông dân Nguyễn Văn Hòa, ấp Bình La, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, trồng 100 cây giống dừa sáp cấy mô từ giống của trường Đại học Trà Vinh, nay đã cho trái khoảng 50% số cây. Theo ông Hòa cho biết, qua hai đợt thu hoạch đầu, kiểm tra 100% dừa sáp vườn ông đều cho sáp. Hiện tại ông đã liên kết với một số HTX để cung cấp đầu ra ổn định. "Vườn vừa nhà tôi khi ra trái toàn bộ, chỉ cần tỷ lệ trái sáp từ 70% thì cuộc sống gia đình tôi coi như khỏe"- ông Hòa phấn khởi nói.

Nhà nông trồng dừa sáp ở Trà Vinh đang hy vọng giống dừa sáp cấy phôi trong thời gian tới sẽ đem lại lợi nhuận cao. Khi đó, sản lượng lớn nên dừa sáp không chỉ phục vụ nhu cầu làm thực phẩm mà có thể chế xuất dầu, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…

HOÀNG QUÂN

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang