• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước: Làm giàu từ cây ăn trái

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 15/09/2016
Ngày cập nhật: 19/9/2016

Cây ăn trái như quýt đường, nhãn, bưởi da xanh, sầu riêng, ổi… đang được nhiều nông hộ chọn là “cây làm giàu”. Nhờ trồng cây ăn trái mà ông Nguyễn Văn Thọ (69 tuổi), ấp 4, xã Đồng Tâm (Đồng Phú) và anh Đoàn Quốc Ngữ (26 tuổi), ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh, Bình Phước) mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mùa nào trái ấy

Vườn ổi của gia đình ông Thọ mới trồng 2 năm nhưng cây nào trái cũng trĩu cành. Ông cho biết: “Gia đình tôi có 1 ha đất nông nghiệp. Trước đây, do bị tranh chấp nên tôi không canh tác được. Đến năm 2013, khi vụ việc được giải quyết thì gia đình tôi trồng điều. Để lấy ngắn nuôi dài, tôi trồng xen cây ăn trái như ổi, bưởi da xanh, vú sữa, mãng cầu (na)... và rau màu.

Vườn ổi của gia đình ông Nguyễn Văn Thọ cho thu trên 300 ngàn đồng/ngày

Hiện vườn nhà ông Thọ có 120 cây ổi Đài Loan, 200 cây mãng cầu, 50 cây bưởi và vú sữa. Tháng 8-2015, vườn ổi của ông đã cho thu vụ đầu. Trung bình một ngày ông thu khoảng 30kg ổi, bán với giá 10 ngàn đồng/kg. Ổi của vườn ông Thọ trái tuy nhỏ nhưng vị ngọt và giòn. Ông Thọ cho hay: “Tôi không phun thuốc kích thích, mà để cây phát triển tự nhiên nên trái không to. Nếu trái phổng to thì độ xốp nhiều làm mất giòn, kém ngọt và không ngon”. Ổi dễ trồng và phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt thì phải ổn định nguồn nước tưới vào mùa khô. Vì vậy, ông Thọ đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động và tận dụng phân chuồng từ việc nuôi heo nái để bón cho cây. Trung bình 10 ngày ông bón phân một lần. Thời điểm cây ra bông, ông bón thêm phân vi sinh để cây đủ sức nuôi trái tốt hơn. Khi trái lớn bằng ngón tay cái, người làm vườn phải dùng bao ni-lon bọc trái để tránh các loại sâu bọ, côn trùng gây hại. Hiện với 120 cây ổi, gia đình ông thu về 9 triệu đồng/tháng.

Ngoài thu nhập khá từ ổi thì 200 gốc mãng cầu của gia đình ông cũng chuẩn bị cho thu hoạch với khoảng 2 tạ trái, dự kiến giá bán 25 ngàn đồng/kg. Ông Thọ cho biết thêm, năm 2017, tất cả loại cây từ điều, ổi, mãng cầu, bưởi, vú sữa cho thu hoạch. Dự kiến, trung bình một năm gia đình ông thu khoảng 200 triệu đồng.

Vững chí với cây ăn trái

Cách đây khoảng 6 năm, khi giá mủ cao su đang vào thời điểm hoàng kim thì chỉ cần 1 ha cao su, mỗi ngày nông dân thu cả triệu đồng. Vì vậy, nhiều hộ đổ xô chặt các loại cây ăn trái, điều để trồng cao su. Thế nhưng gia đình anh Đoàn Quốc Ngữ lại kiên trì gắn bó với cây nhãn, xoài trồng từ năm 1998.

Anh Ngữ cho biết: “Cây nào rồi cũng có lúc rớt giá nên khi người dân trong vùng cưa cây để chuyển sang trồng cao su thì tôi vẫn có nguồn thu ổn định từ vườn cây ăn trái. Để vườn nhãn, xoài phát triển tốt, tôi tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây từ internet và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do xã tổ chức để áp dụng. Khi cây nhãn càng lớn thì tán phát triển càng rộng, lúc đó phải cắt tỉa bớt cành tạo độ thoáng cho cây. Sau mỗi lần thu hoạch, phải cắt tỉa những cành già, sâu bệnh, kết hợp bón phân để cây hồi sức tiếp tục cho trái vụ sau”. Hiện gia đình anh Ngữ có 2,5 ha nhãn da bò, 4 ha xoài cát Hòa Lộc và quýt đường vừa mới trồng. Trung bình mỗi năm anh thu khoảng 30 tấn nhãn, bán với giá 18 ngàn đồng/kg và 10 tấn xoài, giá dao động từ 17-30 ngàn đồng/kg. Dự kiến năm 2017, vườn quýt đường bắt đầu thu rộ gia đình anh sẽ có thêm một khoản thu đáng kể.

Anh Ngữ nói: “Để nhãn ra bông sớm, cuối mùa khô tôi tưới nước liên tục và bón phân để nhãn ra đọt và ép cho cây ra bông. Vì vậy, nhãn của gia đình luôn có sớm hơn so với thời vụ. Trung bình một năm, gia đình tôi thu trên 300 triệu đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động thời vụ, với mức lương 200 ngàn đồng/ngày/người”.

Thùy Hương

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang