• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vui buồn chuyện cây chuối mô

Nguồn tin: Báo Lào Cai, 12/09/2016
Ngày cập nhật: 14/9/2016

Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà cây chuối nuôi cấy mô mang lại cho nhiều hộ nông dân vùng cao Lào Cai trong những năm qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá quả chuối liên tục biến động theo chiều hướng bất lợi, khiến người trồng chuối không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Xã Bản Lầu (Mường Khương) được mệnh danh là “đất chuối”. Thời gian qua, cây chuối đã góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của người dân Bản Lầu. Bà Cư Thị Mai ở thôn Na Lốc 1, xã Bản Lầu là một trong những người tiên phong đưa cây chuối mô về trồng tại địa phương. Những năm đầu trồng trên đồi đất mới màu mỡ, năng suất chuối rất cao, giá bán khá ổn định, mang lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng cho gia đình.

Cây chuối mô ở Mường Khương đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Năm 1999, được coi là thời điểm “bước ngoặt” giúp gia đình bà Mai đổi đời, trở thành một trong những hộ giàu của thôn Na Lốc 1 nhờ cây chuối mô. Bà Mai tâm sự: “Năm đó chuối được mùa, được giá, không chỉ gia đình tôi, mà cả thôn Na Lốc đều phấn khởi. Riêng bán chuối, gia đình tôi thu được khoảng 500 triệu đồng. Từ đó đến năm 2014, mặc dù giá chuối không cao như năm 1999, nhưng khá ổn định, mỗi năm vẫn mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho gia đình. Cuối năm 2014, gia đình tôi tiếp tục đầu tư gần 2 tỷ đồng để mua cây giống, đất và thuê lao động… trồng thêm 2.000 cây chuối. Thế nhưng, đúng thời điểm thu hoạch, giá chuối quả bất ngờ xuống thấp, còn khoảng 3.000 đồng/kg. Sản lượng tăng mạnh, nhưng vụ chuối năm 2015, gia đình bị thất thu. Tổng số tiền thu về chỉ đủ trả nhân công cho người chăm sóc, thu hoạch chuối...”.

Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra tại các khu vực trồng chuối trên địa bàn huyện Mường Khương, cứ khi nào giá chuối rẻ, thương lái Trung Quốc lại dùng “chiêu” ép người trồng là chỉ lựa chọn quả đẹp nhất, nên có khi, một vườn chuối bị loại ra hàng tấn quả. Chuối bị loại nhiều, người dân buộc phải mang về làm thức ăn cho gia súc, thậm chí vứt ngoài nương, đồi. Vụ chuối năm nay cũng được mùa, song giá chỉ khoảng 4.000 đồng/kg. Theo tính toán, với giá bán này, nhiều hộ trồng chuối ở đây không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Giá chuối quả xuống thấp khiến một số hộ không còn thiết tha với trồng mới, nên giá chuối giống cũng giảm sâu. Năm 2015, gia đình chị Hoàng Sảng, ở thôn Na Lốc, xã Bản Lầu đầu tư hơn 100 triệu đồng làm vườn ươm chuối mô giống. Đến nay, vườn chuối mô giống của gia đình chị Sảng đã đến thời kỳ xuất bán, nhưng không có người đến hỏi mua dù giá rất rẻ, khoảng 2.500 đồng/cây. “Một thời gian ngắn nữa, nếu không có người mua, coi như vườn chuối mô giống của gia đình tôi bỏ đi” - chị Sảng ngậm ngùi.

Không chỉ có giá chuối thấp, gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa lũ và giông lốc liên tục xảy ra khiến nhiều diện tích chuối bị đổ, gãy. Vừa qua, mưa lớn và giông lốc đã làm gãy đổ hơn 47.000 cây chuối mô (khoảng hơn 36 ha) của xã Bản Lầu. Số chuối bị gãy, đổ đều đã có buồng và đang vào giai đoạn chắc quả, nhưng đành phải bỏ đi vì thương lái không thu mua, khiến người dân thiệt hại nặng nề và gặp khó khăn trong việc khôi phục sản xuất.

Ông Vũ Bích Liên, cán bộ khuyến nông xã Bản Lầu cho biết: “Cây chuối mô dễ trồng, chăm sóc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của xã Bản Lầu. Đây là loại cây trồng đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá chuối quả lên, xuống thất thường, ảnh hưởng tới thu nhập của nhiều hộ dân. Diện tích chuối mô của xã Bản Lầu lên tới hàng trăm ha, nên khi giá chuối quả xuống thấp, thiệt hại về kinh tế với các hộ dân là không nhỏ”.

Người dân ươm cây chuối mô giống.

Cũng như xã Bản Lầu (Mường Khương), Cốc Mỳ là xã trồng nhiều chuối mô nhất huyện Bát Xát. Hiện, trên địa bàn xã Cốc Mỳ có hơn 100 ha chuối, tập trung nhiều nhất ở thôn Ná Lùng và Vĩ Kẽm. Mặc dù đến năm 2012, cây chuối mô mới được đưa về trồng đại trà ở Cốc Mỳ, nhưng đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng truyền thống khác.

Anh Tẩn Văn Toán, thôn Ná Lùng là người đầu tiên mạnh dạn chuyển đổi hơn 3 ha đất trồng sắn sang trồng chuối. Vụ đầu tiên (năm 2013) thu hoạch, cây chuối mô đã mang lại cho gia đình anh Toán hơn 300 triệu đồng; vụ thứ 2 thu hơn 400 triệu đồng. Chỉ tay vào ngôi nhà mới xây khang trang, anh Toán nói: “Cũng nhờ cây chuối mà vợ chồng tôi mới có tiền xây dựng được ngôi nhà này. Nếu cứ trồng sắn, ngô, lúa… thì chỉ đủ ăn, biết bao giờ mới có tiền làm nhà”. Vậy nhưng, khi được hỏi về mùa chuối năm 2015, giọng anh Toán trầm hẳn: “Mặc dù, vụ chuối năm 2015 được mùa, nhưng giá chuối quả xuống thấp, nên gia đình tôi chỉ thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí thì lợi nhuận không được là bao”. Năm nay, những cây chuối của gia đình anh Toán và hàng chục hộ dân khác ở thôn Ná Lùng vẫn xanh tốt, quả to… báo hiệu một mùa bội thu. Tuy nhiên, giá chuối quả đang dao động mạnh, lúc thấp, lúc cao… khiến những người trồng chuối phấp phỏng, lo âu.

Ông Nguyễn Xuân Hữu, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Mỳ cho biết: “Giá chuối quả giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ trồng chuối trên địa bàn xã. Hiện, địa phương không khuyến khích người dân mở rộng diện tích cây chuối, mà trồng thêm nhiều loại cây khác để có thu nhập ổn định. Hơn nữa, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, việc cải tạo để trồng các loại cây khác sẽ mất nhiều thời gian”.

Đến thời điểm này, cây chuối vẫn là cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Giờ đây, bên cạnh niềm vui được mùa, người trồng chuối mô còn phải sống trong nỗi lo về “đầu ra” cho sản phẩm, bởi hiện tại, việc tiêu thụ chuối quả vẫn phải phụ thuộc vào việc thu mua của các thương lái nước ngoài, còn thị trường trong nước đang bỏ ngỏ. Đây là bài toán đặt ra đối với người trồng chuối và cả chính quyền địa phương, cũng như các ngành chức năng.

TẤT ÐẠT

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang