• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Để thanh long bay xa: Kỳ cuối: Để thanh long phát triển bền vững

Nguồn tin: Báo Long An, 08/09/2016
Ngày cập nhật: 10/9/2016

Hiện nay, nông dân trồng thanh long theo hướng tự phát và tự bán cho thương lái, chưa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị thu mua nên chịu nhiều rủi ro, nhất là tình trạng “được mùa - rớt giá”. Để thanh long phát triển bền vững, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính. Muốn như vậy, phải có sự định hướng của ngành chức năng.

Nông dân thu hoạch thanh long. Ảnh: Hồng Anh

Về đầu ra đối với thanh long, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An - Nguyễn Xuân Hồng cho rằng: Hiện nay, nông dân chủ yếu sản xuất thanh long theo phương pháp truyền thống nên chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính mà chỉ bán cho thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan theo đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc sang Trung Quốc. Bán theo phương thức này thì không có hợp đồng nên không có sự cam kết giữa bên mua và bên bán, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Để đầu ra của thanh long ổn định, phải mở rộng tìm kiếm thị trường, tránh phụ thuộc tuyệt đối vào thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, nhu cầu thanh long ở nhiều nước rất lớn nhưng ta chưa đáp ứng được. Vì vậy, muốn mở rộng thị trường thì nông dân phải trồng thanh long sạch (theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP); không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục; trồng theo quy hoạch (nghĩa là khi người ta cần thì mình phải có đủ số lượng, bảo đảm chủng loại và thời gian). Về phía địa phương, phải tập hợp, tổ chức cho nông dân sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã cùng thực hiện theo quy trình và giám sát lẫn nhau để có sản lượng đáp ứng yêu cầu.

Tóm lại, để tiêu thụ thanh long ổn định, phải khắc phục những hạn chế hiện nay: Trồng thanh long theo phương pháp thủ công truyền thống; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng; sản xuất nhỏ, lẻ, chưa hợp tác với nhau; phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu không khắc phục những hạn chế trên thì việc phát triển cây thanh long còn gặp rất nhiều rủi ro.

Để thanh long phát triển bền vững, nông dân phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Ảnh: Hồng Anh

Về điện phục vụ nhu cầu sản xuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - Võ Thanh Hồng cho biết: UBND tỉnh kiến nghị Tổng Công ty Điện lực miền Nam và được Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương phê duyệt Dự án trạm 110kV Châu Thành và đường dây đấu nối tại địa bàn xã Dương Xuân Hội. Dự án này khởi công xây dựng vào ngày 15-6-2016 và dự kiến đóng điện trong tháng 10-2016. Khi trạm này đi vào hoạt động sẽ đáp ứng đủ điện cho nông dân sản xuất thanh long và nuôi tôm.

Hình thành các cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm thanh long để phát triển bền vững. Ảnh: Hồng Anh

Nhằm nâng cao giá trị canh tác và thu nhập cho nông dân trồng thanh long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lê Văn Hoàng thông tin: Sở phối hợp huyện Châu Thành xây dựng vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.000ha, đồng thời, hình thành các cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm thanh long. Đối với dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long, ông Lê Văn Hoàng thông tin: Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ban hành quy trình kỹ thuật quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long.

Theo đó, để quản lý bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả, nông dân phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đó là, trồng giống sạch bệnh; cắt tỉa bớt cành già vô hiệu phía trong để trụ thông thoáng, giảm nguồn bệnh và ẩm độ; bón phân hữu cơ hoai mục, tăng cường bón lân, kali; không vận chuyển cành, quả bị bệnh sang vườn khác; không tưới nước cho cây lúc chiều tối; không để chồi non trong mùa mưa; cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa, bón chế phẩm sinh học Trichoderma trộn với phân hữu cơ nhằm tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất; thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm xuất hiện để phun thuốc kịp thời; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” và bảo đảm thời gian cách ly ghi trên bao bì,...

Cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn huyện đóng gói gia công xuất khẩu. Ảnh: Hồng Anh

Thời gian qua, nông dân Châu Thành có nhiều thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp là nhờ Đảng bộ, chính quyền huyện sớm có tầm nhìn chiến lược (cách đây hơn 30 năm). Từ đó, huyện quy hoạch, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Những năm 1976-1977, huyện huy động hơn 10.000 lao động đắp đê bao ngăn mặn, đào kênh, mương nội đồng, dẫn nước ngọt, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ lúa. Từ những năm 1985-1986, huyện dẫn nước ngọt hệ thống sông Bà Lý, đập Ông Đăng (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) về phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực quanh An Lục Long. Đến những năm 1991-1995, huyện đào kênh 30/4, Thuận Hòa, Hóc Lựu dẫn nước ngọt về vùng hạ của huyện.

Việc lớn thứ hai là huy động hàng chục ngàn ngày công lao động đắp tuyến đê bao ngăn mặn ven sông Tra, sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ; tuyến đê bao dài 72km, phải đắp ngăn hàng chục con rạch lớn, nhỏ qua địa bàn 7 xã: An Lục Long, Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, Phước Tân Hưng, Phú Ngãi Trị, Bình Quới và những năm sau đó, còn có hàng ngàn ngày công lao động gia cố những đoạn bị sạt lở, những chỗ thấp, không cho nước tràn vào ruộng vườn, khu dân cư mỗi khi lũ về, triều cường dâng cao. Tuyến đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây, hệ thống cống, đập của Châu Thành không chỉ có hiệu quả ngăn mặn xâm nhập, giữ ngọt phục vụ sản xuất mà còn có tác dụng ngăn nước biển dâng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hiện tại và sắp tới.

Từ lâu, cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để cây thanh long phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên./.

Hải Phát - Thanh Tuyền

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang