• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Bưởi tặc” gây xôn xao miệt vườn

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 29/08/2016
Ngày cập nhật: 1/9/2016

Trầy trật mãi bưởi da xanh cũng phục hồi và cho trái lại sau thiên tai hạn mặn 2016. Thế nhưng, niềm vui chưa dứt thì dân miệt vườn đã phải khốn đốn vì nạn trộm bưởi.

Đêm trộm, ngày cướp!

“Tôi thì canh ban đêm, còn vợ thì ban ngày, “ca trực” của ai cũng thức suốt nhưng vào 2 đêm trước, do quá đuối nên chợp mắt lúc 3 giờ sáng. Vậy mà sáng ra cả trăm gốc bưởi chẳng còn trái nào. Thua!” - ông Mười Minh, chủ vườn bưởi ở Giồng Trôm (Bến Tre) than thở. Và theo ông Minh, nhiều chủ vườn khác ở khu vực này cũng gặp hoàn cảnh tương tự như ông mà cũng đành chịu chứ không biết phải làm sao. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp do vườn xa nhà, “bưởi tặc” theo dõi biết người vợ ở vườn một mình, rồi tự tin vào vườn xưng là lái, đồng thời nói rằng người chồng ở nhà kêu bán. Thế là người vợ hợp tác, cung cấp công cụ hái, xong về nhà kêu chồng ra phụ cân tính tiền. Trong thời gian đó, kẻ trộm gom bưởi chuồn đi mất.

Theo dân miệt vườn, “bưởi tặc” thường xuyên chọn những con đường mòn xẻ sâu vào vườn của họ, ban ngày chạy rông theo dõi và ban đêm mới ra tay. Chúng cũng không ngại “làm ăn” ở ngay cả các con đường làng độc đạo. Bởi chúng luôn có từ 2 người trở lên, có sử dụng xe máy, phòng hung khí để tấn công chủ vườn tẩu thoát khi cần thiết. “Chúng mà điểm vườn nào thì coi như khó giữ! Như vừa rồi, bọn chúng vào vườn bưởi của chị Tâm ở cuối đường, bị phát hiện, chúng bỏ chạy ngược ra đầu đường và vào “luộc” vườn bưởi của tôi. Trong lúc đó chúng tôi đang ở vườn chị Tâm xem hư thực thế nào để phụ vây bắt, vậy sao trở tay kịp. Đành chịu” - chị Bé Lâm ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành bức xúc kể lại.

Theo người dân xã Sơn Đông, Phú Hưng (TP. Bến Tre) và một số xã lân cận của huyện Châu Thành thì “bưởi tặc” còn sử dụng chiêu mà dù cho chủ vườn có bắt được cũng chẳng lòng dạ nào nặng tay với chúng. Đó là sử dụng những đứa trẻ khoảng 10 tuổi, trang bị kiểu đồng phục học sinh hay rách rưới đi lượm ve chai, rồi chở đến khu vực có vườn bưởi thả chúng lang thang khu vực ấy để thừa cơ hội chủ vườn không chú ý hái gom lại gọn trong các bao. Xong xuôi, người lớn chỉ việc chạy lại chở về rất nhanh gọn. “Lúc đầu chủ vườn đâu chú ý gì đến mấy đứa trẻ này, cứ canh người lớn. Nhưng canh mãi chẳng thấy đối tượng ra tay mà bưởi cứ mất liên tục. Sau nhiều lần rình rồi cũng bắt tận tay nhưng không biết làm sao với đứa trẻ như vậy, trong khi chúng cũng chẳng chịu hé môi về thông tin cha mẹ, người chở chúng đến là ai, nhà cửa chúng ở đâu…” - anh Bảy Kiểng, một người dân xã Tam Phước, huyện Châu Thành lắc đầu ngao ngán.

“Gia cố kỹ lưỡng bờ rào, trang bị thêm gần 10 triệu đồng camera quan sát, bóng đèn cao áp khắp vườn. Trưa hôm sau, đã bắt tận tay một thanh niên ngang nhiên lấy bao vào vườn của tôi hái bưởi. Tôi điện thoại thêm mấy hàng xóm phụ vây bắt để giải lên công an xã. Ai dè khi mình vây ráp thì hắn có thủ ống chích và nói mình nghiện ma túy, đang bị phơi nhiễm HIV” - ông Đặng Hoàng Trung, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành kể lại sự việc xảy ra tại vườn bưởi của ông.

Liên kết với nhau để tự bảo vệ

Đi một vòng qua những khu vườn xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre) thì hầu hết những vườn bưởi da xanh đều đã được chủ vườn trang bị hàng rào kẽm B40 cao khỏi đầu người. Trong đó, có rất nhiều hàng rào mới toanh. Chúng tôi liên hệ với Công an xã Mỹ Thạnh An để biết thêm về vấn nạn này diễn ra ở địa phương như thế nào, cũng như địa phương đã khuyến cáo, hướng dẫn người dân phòng tránh ra sao thì được một công an viên yêu cầu lên gặp Công an TP. Bến Tre để “biết rõ hơn”.

Đại tá Trần Thị Bé Nhân - Trưởng Công an TP. Bến Tre cho biết, hầu hết đối tượng trộm cắp vặt bị nghiện ma túy. Các đối tượng này ra tay chủ yếu vào ban ngày, lợi dụng chủ vắng nhà sẽ vào trộm bưởi, bắt gà. Đại tá Bé Nhân cho biết đã đề nghị các cán bộ, công nhân viên, nhân dân thường xuyên thăm vườn, nuôi chó trông giữ vườn. Ngoài ra, chủ vườn bưởi nên liên kết, cho số điện thoại các chủ vườn bưởi, nhà lân cận để nhờ trông hộ khi đi vắng, khi có người lạ xuất hiện thì điện thoại thông báo. Đồng thời, các tổ trưởng tổ nhân dân tự quản thông báo đến các hộ trong tổ, khi có đối tượng khả nghi lai vãng thì gọi điện thông báo công an xã.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Nhựt Chiêu - Phó trưởng Ban Kinh tế Hội Nông dân tỉnh cho biết, hầu hết hội viên các tổ chức hội ở những địa phương có trồng bưởi da xanh như Châu Thành, Giồng Trôm, TP. Bến Tre, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, Bình Đại đều bị kẻ trộm dòm ngó, phần đông trong số họ đã bị mất bưởi ít nhiều. “Nhiều hội viên bức xúc nói với tôi rằng khi bị mất bưởi, họ trình báo công an xã thì được lực lượng này trả lời rằng không giải quyết được vì không có chứng cứ. Nhiều người trong số họ còn cho biết rằng chỉ cần công an xã đến hiện trường để kẻ trộm bớt táo tợn hơn mà thôi, chứ mất vậy cũng khó mà biết ai. Còn tôi thì nghĩ, ấp nào cũng có công an, chỉ cần họ chịu khó tuần tra nhiều cũng đỡ lắm” - ông Chiêu nói.

Cũng theo ông Chiêu, Hội Nông dân tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương thành lập tổ hợp tác đến các hội nông dân địa phương để vận động họ tham gia. Thông qua đó, các hội viên sẽ có thêm điều kiện phối hợp tốt hơn trong việc phòng chống kẻ trộm. Cùng với đó, tại các buổi sinh hoạt hội nông dân, tổ nhân dân tự quản sẽ thông tin, đoàn kết với nhau để đối phó với vấn nạn trộm vặt ở vùng nông thôn đang ngày càng táo tợn hơn.

Theo quy định, nguyên tắc chung đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người. Bởi pháp luật không có quy định cụ thể để phân biệt về việc căng dây điện chống trộm ở trong nhà hay ngoài nhà, chỉ quy định chung về việc “sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người”.

Việt Phương

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang