• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 22/08/2016
Ngày cập nhật: 24/8/2016

Mấy năm nay, nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi vụ từ cây sầu riêng ở đất Cai Lậy (Tiền Giang) không thiếu. Nhưng người có thu nhập bạc tỷ chỉ từ nửa ha đất như ông Nguyễn Văn Thắm ở ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình thì không nhiều.

Cần cù trong gian khó

“Nghèo không kể số” là câu nói đầu tiên của ông Nguyễn Văn Thắm, 56 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình khi nhắc đến chuyện lập nghiệp của mình vào thời điểm năm 1980. Ông kể:

“Ấp Bình Hòa A hồi xưa toàn là ruộng và vườn tạp, mỗi hộ đất không bao nhiêu. Thuộc dạng đất đai kha khá, khi ra riêng tôi được cha mẹ cho 3 công ruộng. Đắp cái nền khu nhà cũng cứng nửa công, đất còn lại vợ chồng tôi làm ruộng, trồng rẫy. Nhà 5 nhân khẩu chỉ có bấy nhiêu đất đó canh tác mà sao không nghèo được.

Ông Bảy Thắm chăm sóc lứa sầu riêng vừa xử lý ra hoa nghịch vụ thành công, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu.

Bởi vậy, vợ chồng tôi làm dữ lắm. Làm ruộng nhà, khi vô mùa tôi còn lên Long An làm ruộng mướn. Hồi đó, người ta kêu trâu cày ruộng, còn vợ chồng tôi tự xới đất bằng tay để đỡ phải trả tiền mướn trâu. Vậy mà vợ chồng cũng ráng nuôi con heo như bỏ ống dần vậy.

Ăn uống trong nhà kiếm được gì ăn đó, vợ tôi đi chợ là chỉ mua cám cho heo thôi. Nuôi con heo ngoài một năm, được hơn 1 tạ, lúc đó có người kêu bán 1 công ruộng giá 1 triệu đồng (năm 1986), thế là tôi bán heo trả được hơn nửa tiền mua đất, sau đó thì dành dụm trả thêm”.

Ông Bảy Thắm cho biết, ông bén duyên với cây sầu riêng là từ 15 gốc sầu riêng trồng quanh nhà vào khoảng năm 1992. Do không biết cách chăm sóc, xử lý nên cây ra trái mùa thuận nên bán không được bao nhiêu tiền.

Mùa lũ năm 2000, sau khi nước rút, sầu riêng của ông tự ra bông sớm và năm đó ông bán được 25.000 đồng/ký. “Với giá đó thì chỉ bán mấy trái sầu riêng là mua được 1 chỉ vàng, đất thì chỉ có hơn 5 chỉ vàng 1 công. Bán xong mùa tôi mua luôn 2 công đất ruộng liền kề. Vậy là tôi có hơn 5 công đất để canh tác” - ông Bảy Thắm kể.

Có thêm đất, ông Bảy Thắm lên mô trồng sầu riêng khổ qua, sau đó trồng xen giống RI6, Monthong. Khi sầu riêng cho trái, kinh tế gia đình ông phất lên từ đó. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng từ sầu riêng, riêng 2 năm 2014 và 2015, do giá sầu riêng tăng cao trong vụ nghịch nên ông thu hơn 1,2 tỷ đồng mỗi năm.

Nhạy bén trong làm ăn

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình Nguyễn Tấn Nhũ, thường thì mỗi công đất trồng sầu riêng cho trái vụ nghịch, nhà vườn thu lợi nhuận khoảng ngoài 100 triệu đồng. Số hộ có thu nhập bạc tỷ mỗi năm ở Tam Bình khá nhiều nhưng nhờ các hộ này có nhiều vườn đất. Riêng với ông Bảy Thắm, thu nhập ngoài 1 tỷ đồng mỗi vụ với chỉ 5,5 công đất vườn là chuyện hiếm.

Ông Bày chia sẻ: “Trồng sầu riêng mê lắm mà cũng cực lắm. Ngày nào cũng có chuyện làm. Chăm sóc cây sầu riêng như chăm con nhỏ vậy. Phải theo dõi “sức khỏe” của nó mỗi ngày. Chỉ cần thấy cây chớm có dấu hiệu “không khỏe” là xử lý ngay, nếu không thì thua. Trồng cây sầu riêng, từ lúc đặt gốc cho tới lúc cây ra hoa, thu trái… đều đòi hỏi kỹ thuật cao mà nhà nông phải tự mình mày mò, học hỏi để áp dụng trên vườn nhà một cách hợp lý, kinh tế nhất”.

Cái hay là ông Bảy Thắm không hề “giấu nghề”. Kinh nghiệm canh tác hiệu quả của mình được ông chia sẻ cho bà con trong xóm ấp. Hiện ông là Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng Bình Hòa A. Cứ đến ngày 25 hàng tháng thì tổ viên (TV) họp lại, mỗi TV giới thiệu cách chăm sóc cây của mình cho các TV khác tham khảo, góp ý. Trong quá trình chăm sóc, xử lý ra hoa, chăm trái… nếu gặp bất kỳ khó khăn gì thì các TV cùng nhau tìm hiểu, hỗ trợ.

Để trái sầu riêng về lâu dài có đầu ra ổn định, ông Bảy Thắm vận động các TV thực hiện quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường nông dân phải nhạy bén, thức thời thì mới nắm bắt được cơ hội làm ăn hiệu quả.

HẠNH NGA

Các tin mới:

31/12/2016
31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016

Xem các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175

Xem các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang