• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Tận dụng mặt nước, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 14/03/2015
Ngày cập nhật: 16/3/2015

Nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân một số xã của huyện Bá Thước (Thanh Hóa).

Khu vực miền núi có hàng trăm hồ, đập nhỏ và nhiều con sông lớn, như: Sông Mã, sông Chu, sông Mực... là điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, trên các tuyến sông hiện có nhiều công trình thủy điện đã hoàn thành đưa vào hoạt động, như: Thủy điện Cửa Đạt, Sông Mực, Bá Thước 2 (Thanh Hóa)... tạo ra hàng nghìn héc-ta mặt nước, giúp người dân các huyện Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh... phát triển nghề nuôi cá lồng.

Ngược sông Mã chúng tôi lên thăm lòng hồ thủy điện Bá Thước 2. Sau gần 3 năm đi vào vận hành, ngoài khai thác tiềm năng điện, thủy điện Bá Thước 2 còn tạo ra mặt nước dâng, với cao trình 41m, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Tận dụng điều kiện này, người dân ở 5 xã ven lòng hồ thủy điện, gồm: Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng, Lâm Xa, Ban Công (Bá Thước)... đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng (chủ yếu cá trắm) với 860 lồng. Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với 292 lồng. Theo báo cáo của huyện, năm 2014, sản lượng thủy sản của huyện Bá Thước đạt 849 tấn; trong đó, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 98,6 tấn, sản lượng nuôi trồng 750,2 tấn, với giá trị sản xuất hơn 7,1 tỷ đồng. Nuôi trồng thủy sản đã và đang tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho hàng trăm hộ dân địa phương.

Đến thăm hộ anh Trương Văn Đức, một trong những người đầu tiên ở làng Mí, xã Ái Thượng (Bá Thước) nuôi cá lồng, anh chia sẻ: “Năm 2013, sau khi lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 tích nước cũng là thời điểm tôi bắt đầu nuôi cá lồng. Ban đầu gia đình còn băn khoăn nên chỉ nuôi thử 1 lồng. Sau 1 năm, thấy nuôi cá lồng mang lại kinh tế cao, lại được sự giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật làm lồng, cách nuôi cá của cán bộ khuyến nông nên tôi đã yên tâm đầu tư thêm 4 lồng, mỗi lồng 50 con”. Theo tính toán của anh Đức, bình quân mỗi năm gia đình anh lãi gần 40 triệu đồng từ nuôi cá lồng. Thức ăn cho cá, chủ yếu là cây chuối, lá ngô, sắn, mía... những phụ phẩm từ nông nghiệp sẵn có trong gia đình. Bác Trương Văn Thanh, cũng ở làng Mí, thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Đức và nhiều hộ dân khác trong làng nên đã làm theo. Đầu năm 2014, bác bắt đầu đóng lồng nuôi cá. Đến cuối năm, gia đình bác Thanh thu hoạch lứa cá đầu tiên được khoảng 2,6 tạ. Với giá bán từ 70 đến 80.000 đồng/kg cá, thu về gần 20 triệu đồng.

Không chỉ ở Bá Thước, bà con nhân dân các huyện miền núi Thạch Thành, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Lang Chánh... đã tận dụng các lòng hồ, đập và chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài các loài cá truyền thống, các huyện cũng xây dựng nhiều mô hình nuôi cá lăng, cá dốc, cá chiên, cá hồi cho giá trị kinh tế cao... Nhờ vậy, nuôi trồng thủy sản ở miền núi phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của 11 huyện miền núi là 3.375 ha, tăng 35% so với năm 2010; sản lượng ước đạt 5.800 tấn, tăng 1.311 tấn so với năm 2010, đã góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho bà con dân tộc các địa phương.

Trần Thanh

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang