• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xử lý vấn nạn tôm bơm tạp chất: Nhiều giải pháp, ít hiệu quả

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 13/03/2015
Ngày cập nhật: 14/3/2015

Vấn nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã diễn ra trong suốt gần 20 năm nay. Tuy các ngành chức đã triển khai nhiều hoạt động truy quét nhưng đã đến lúc cần những giải pháp mạnh mẽ và nghiêm khắc hơn mới mong giải quyết triệt để vấn đề này.

Thực trạng nhức nhối

Hoạt động sản xuất, chế biến, XK mặt hàng tôm đang đối mặt với nạn bơm chích tạp chất từ nhiều năm nay. Đây thực chất là hành vi đưa những dị vật và chất như: đinh ghim, dây thép, agar... vào tôm, nhằm làm tăng trọng lượng từ 10 - 20%, tăng kích cỡ, thay đổi kết cấu thành phần sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tồn tại gần 20 năm nay, hành vi này đã trở thành một vấn nạn hết sức nhức nhối đối với cộng đồng DN chế biến tôm nói riêng và DN thủy sản Việt Nam nói chung, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của hàng XK Việt Nam.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục Trưởng Cục An ninh Nông nghiệp (A86), từ chỗ chỉ có một số đại lý, nậu, vựa nhỏ lẻ, đến nay việc bơm chích đã được coi như một nghề kiếm tiền của một bộ phận người dân. Không chỉ bơm chích tôm sú, họ còn bắt đầu bơm sang cả tôm tchân trắng, với thủ đoạn tinh vi như pha loãng tạp chất, gây khó khăn cho công tác phát hiện, dùng ống tiêm và bình xịt hơi nén sâu vào con tôm, tiến hành hoạt động vào ban đêm…

“Thực tế, trong quá trình triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý hiện tượng này đã có nhiều trường hợp đe dọa cán bộ làm công tác kiểm tra. Đối tượng manh động còn dùng gậy, dao.. để chống đối. Vào thời điểm tăng cường kiểm tra, các đối tượng còn thuê người đóng giả xe ôm canh gác ở trụ sở cơ quan chức năng tại địa phương”, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế chia sẻ.

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, nhưng giờ đây đã có ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, tới Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận và một số tỉnh phía Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tạp chất.

“Siêu lợi nhuận trong sự vụ này như buôn ma túy vậy. Tôm bơm tạp chất sẽ tăng trọng lượng 15 - 20%, mỗi kg tôm bơm tạp chất họ lãi 80.000-85.000 đồng. Hầu hết tôm bơm tạp chất đều được xuất sang Trung Quốc. Việc này không những làm ảnh hưởng đến những DN làm ăn chân chính mà còn làm xấu hình ảnh tôm Việt Nam” - ông Quang cho hay.

Tại Hội nghị góp ý cho Đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”, do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh ngày 19/12/2014, báo cáo của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), hằng năm tại các tỉnh trọng điểm, các cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ và xử lý trung bình khoảng 20 trường hợp liên quan đến hoạt động vận chuyển các lô tôm nguyên liệu có chứa tạp chất. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, năm 2012 đã phát hiện và xử lý 80 vụ, năm 2013 là 50 vụ và 6 tháng đầu năm 2014 là 20 vụ.

Trong năm 2013 và đầu năm 2014, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cảnh báo về việc phát hiện 6 lô hàng tôm có tạp chất agar từ Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), truyền thông châu u cũng đã đưa tin về việc các nhà NK thủy sản cảnh báo về tình trạng này ở Việt Nam và cảnh báo người tiêu dùng EU. Ngoài ra, thời gian gần đây tình trạng thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua tôm Việt Nam, trong đó có cả các sản phẩm tôm có chứa tạp chất, cũng góp phần dẫn tới tình trạng khan hiếm nguyên liệu khiến vấn nạn bơm chích tạp chất càng diễn biến phức tạp.

Chưa có giải pháp triệt để

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế nhận định, hiện nay cơ chế xử lý hành vi này chưa thực sự có tính răn đe đủ mạnh, chưa có cơ sở để xử lý hình sự mà chủ yếu là xử lý hành chính với mức phạt tối đa là 100 triệu đồng. Chính vì vậy, các đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm. Hơn nữa, theo Nghị định 178/2013/NĐ- CP quy định xử phạt về ATTP, không có quy định tịch thu lô nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất và cũng không nói rõ cách thức loại bỏ tạp chất như thế nào, nên gây khó khăn rất lớn cho cơ quan chức năng.

Mặt khác, các kết quả kiểm tra cũng cho thấy, số vụ việc bị phát hiện rất hạn chế so với thực tế vụ việc vi phạm. Đối tượng vi phạm bị phát hiện, xử lý chủ yếu là các phương tiện lưu thông, vận chuyển tôm nguyên liệu và một số ít cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu, chưa phát hiện và xử lý tận gốc vấn đề chính là các tụ điểm bơm chích tạp chất tại địa phương. Từ năm 2010 đến nay, chưa phát hiện, xử lý được một tụ điểm bơm chích nào tại các địa phương. Bơm tạp chất thậm chí còn diễn ra ở những DN lớn, có thế lực. Khi bị phát hiện họ được bao che, cản trở nên khó xử lý. Có nhiều DN công khai công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng “nói không với tôm tạp chất”, thì sau đó lại bị các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều lô hàng có tạp chất.

Một điểm khó nữa trong công tác phòng chống hành vi này chính là cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, ngăn chặn xử lý… chưa đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương, giữa các tỉnh có liên quan, giữa các cơ quan quản lý chức năng.. Do đó, khi ngăn chặn ở tỉnh này, các đối tượng lại di chuyển sang tỉnh khác làm tình hình thêm rối ren, phức tạp. Có trường hợp, khi bắt quả tang đối tượng tổ chức bơm chích đã gặp phải sự phản kháng của những người này, sau đó không cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm xử lý. Cục Quản lý thị trường thì cho rằng đây là trách nhiệm của Thanh tra Bộ NN&PTNT và ngược lại. Thậm chí, người dân cũng không vào cuộc cùng chính quyền, kinh phí cho hoạt động ngăn chặn bơm chích tạp chất cũng rất hạn chế, lực lượng tiến hành mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc nên thực hiện không được liên tục, chặt chẽ.

Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2014 mới đây thể hiện quyết tâm từ Chính phủ trong việc giải quyết vấn nạn này. Chỉ thị nêu rõ chỉ đạo của Thủ tướng đối với các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện biện pháp tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc đình chỉ hoạt động đối với cơ sở tái phạm, thông báo công khai các tổ chức, DN, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đặc biệt, Thủ tướng đã giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các bộ liên quan nghiên cứu hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và kinh doanh tôm có chứa tạp chất để các cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung tội danh mới trong Điều 162 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, theo chỉ thị 20, Bộ NN&PT NT cũng đã triển khai đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”, trong đó có sự tham gia phối hợp rất chặt chẽ của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh trọng điểm và Hiệp hội VASEP.

Đề án triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm tạo một cơ chế thống nhất trong việc kiểm soát, xử lý triệt để và có hiệu quả đối với tệ nạn này với 2 giai đoạn. Giai đoạn 2015 - 2016 là ngăn chặn, tiến tới cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm tại 4 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang. Từ 2016, sẽ đồng loạt triển khai trên cả nước ở tất cả các địa phương có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm.

Trần Duy

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang