• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hẩm hiu nghề dỡ chà mùa lũ

Nguồn tin: Báo An Giang, 04/12/2015
Ngày cập nhật: 5/12/2015

Tháng mười âm lịch cá ra sông, cũng là lúc nghề dỡ chà bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, với sự biến đổi của nước lũ những năm gần đây đã khiến cho nhiều ngư dân gắn bó với nghề “bà cậu” này rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Nhớ thời “cá ăn không hết”

Trong tất cả những “nghề bà cậu”, dỡ chà được xem là phương pháp đánh bắt cá hiệu quả và độc đáo. Thay vì phải vất vả đi tìm thủy sản, người làm nghề chỉ cần “dụ” các loài cá đến bằng cách tạo ra không gian sống lý tưởng cho chúng. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với việc dỡ chà, ông Lê Nhơn (ngụ xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang) được người dân địa phương xem như “tiền bối” trong nghề. Ông Nhơn cho biết: “Cái hay của nghề dỡ chà chính là việc tạo ra chỗ ở cho các loài cá. Những đống chà là nơi sống lý tưởng của cá nên chúng tập trung tại đó. Chủ chà phải biết cách giữ cá bằng việc cho chúng ăn. Thực chất việc này giống như mình đang nuôi cá ngoài tự nhiên vậy”.

Một buổi dỡ chà trên sông

Theo ông Nhơn, thức ăn chủ chà dùng để “dụ” cá trước kia là lúa rang. Đây được xem là “mồi bén” của loài cá nên nghề dỡ chà khá thịnh trong quá khứ. “Ngày trước, “chim trời cá nước” phong phú vô cùng. Mỗi bận dỡ chà có thể được 3- 4 tấn cá đủ loại, không hiếm cá to. Những lúc gạn chà, người ta phải dùng cần xé đựng cá, nhìn mê cả mắt. Chà nào tệ nhất cũng phải hơn tấn cá, bởi vậy nghề dỡ chà cũng có thu nhập kha khá thời điểm đó” - ông Nhơn nhớ lại.

Vì sản lượng cá không thể tiêu thụ hết tại chỗ, các chủ chà thường trang bị thêm chiếc ghe đục để mang cá đến những miệt xa hơn. “Cá nhỏ bán tại chỗ cho người dân ủ mắm, cá lớn đổ xuống ghe đục mang đi Thốt Nốt (Cần Thơ) hay các tỉnh miệt dưới. Tuy phải vất vả đi xa nhưng cuộc sống lúc đó khá sung túc, bởi mùa lũ lúc nào cũng hào phóng. Cứ cách tháng dỡ chà một lần cũng đủ cho gia đình tôi cơm no áo ấm”- ông Nhơn nói.

Cuộc mưu sinh hiện tại

Theo thời gian, nghề dỡ chà cũng chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của con nước lũ. Những người “già nghề” như ông Nhơn cũng phải “chán nghề”, bởi sự sụt giảm sản lượng cá và nhiều loài cá cũng dần mất đi theo thời gian. Theo ông Nhơn, một số loại như cá ngựa, cá rô biển, cá leo… vốn xuất hiện rất nhiều trong quá khứ thì nay chỉ lèo tèo, ít ỏi. Chưa kể đến những loại “thông dụng” như cá linh, cá dảnh cũng bắt đầu ít đi vài mùa lũ gần đây. Do sản lượng cá sụt giảm, những người gắn bó với nghề dỡ chà bắt đầu tìm hướng mưu sinh mới. Các con ông Nhơn cũng đành bỏ nghề “truyền thống” của gia đình để ra Bình Dương làm công nhân.

Những người còn cố bám víu vào nghề “bà cậu” này lại không thể đảm bảo thu nhập ổn định cho gia đình. Theo nghề gần 20 năm, anh Nguyễn Văn Dô (xã Bình Thủy, Châu Phú) đang tìm thêm công việc cho thu nhập ổn định, chứ không chỉ dựa vào con cá như ngày trước. “Nếu tôi chỉ trông vào mấy đống chà thì không thể có đồng ra, đồng vô ổn định cho gia đình. Hiện, bổn nghệ đóng chà vẫn còn đó nên mình ráng làm thêm mấy mùa nước nữa rồi cũng nghỉ. Nghề “hạ bạc” giờ bấp bênh quá nên ai cũng tìm công việc khác để mưu sinh”.

Mùa lũ không còn là người bạn thâm niên hào phóng như xưa đã khiến cho những ai gắn bó với “nghề trầm thủy” gặp khó trong cuộc mưu sinh. Trong tương lai, có thể nghề dỡ chà sẽ chỉ còn là ký ức khi các loài thủy sản bị đánh bắt theo kiểu tận diệt như hiện nay.

“Ngày trước, mỗi bận dỡ chà là cầm chắc vài tấn cá. Bây giờ, kiếm “đỏ con mắt” chưa đến trăm ký. Từ chỗ đặt gần 20 đống chà mỗi mùa nước, gia đình tôi chỉ còn làm 4 đống để kiếm cá bán chợ, chứ không còn mang đi nơi xa như trước nữa”- ông Lê Nhơn tiếc nuối.

THANH TIẾN

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang