• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TPP - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Đà Nẵng: Gia nhập TPP, ngành thủy sản được gì?

Nguồn tin: Báo Đà Nẵng, 26/11/2015
Ngày cập nhật: 28/11/2015

Nhằm cạnh tranh trên trường quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam cần phải nâng cao công nghệ đánh bắt và bảo quản.

TPP tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản, tuy nhiên vẫn còn lắm thách thức, đặc biệt với ngành khai thác, chế biến thủy sản.

Khó trên “sân khách”

Ngành Thủy sản Việt Nam từ xưa đến nay là một trong những ngành đi đầu vươn ra nước ngoài, xuất khẩu thủy sản ngay khi đất nước đang bị cấm vận. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, ưu thế, thuận lợi lúc bấy giờ chính là giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, kể từ khi hội nhập, ngành thủy sản Việt Nam cũng lắm thăng trầm, bởi sức cạnh tranh của chúng ta còn yếu.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Thuận Phước khẳng định, TPP không mang lợi ích nhiều cho ngành thủy sản Việt Nam. Theo lý giải của ông Lĩnh, ngành chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ khá lớn, do mức thuế vừa phải nên việc thuế quan không là vấn đề rào cản.

Bên cạnh đó, một số nước có thuế xuất khẩu khá thấp như Canada: 0%, Nhật Bản đối với hàng thô khoảng 2%, tinh chế chỉ 3 - 4%... Nhưng điều quan tâm đối với ngành thủy sản Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng chính là khả năng cạnh tranh.

“Thủy sản đánh bắt của Việt Nam rất ít, chỉ chiếm khoảng 15% trong kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân do nguồn hải sản cạn kiệt. Vì vậy ngành xuất khẩu thủy sản của ta chủ yếu là nuôi trồng với hai mặt hàng chính là cá và tôm. Trước đây, lĩnh vực này thuận lợi, bởi là nước nông nghiệp nhiệt đới, lao động rẻ. Tuy nhiên, ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới bùng nổ, các quốc gia đã tìm ra con giống thích nghi với điều kiện của họ; họ áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc nuôi trồng và chế biến nên đã cạnh tranh với mình”, ông Lĩnh nói.

Không chỉ có vậy, theo ông Lĩnh, hiện nay Việt Nam nhập 100% tôm giống của nước ngoài. Chính những con tôm không được các nhà khoa học trong nước tạo ra nên không thích nghi được với thời tiết trong nước, năng suất vì thế không cao. Việc quản lý chất lượng kháng sinh cũng kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nuôi trồng.

“Trong bất cứ cuộc chơi nào thì người mạnh sẽ thắng. Sức cạnh tranh mạnh, thể hiện 3 yếu tố: giá thành thấp, chất lượng tốt, sản lượng ổn định. Trong khi giá thành sản phẩm của ta cao hơn các nước từ 10 - 30%, chất lượng chưa được chú trọng, số lượng bấp bênh. Dù công nghệ chế biến có cao bao nhiêu thì không thể chế biến một con tôm hư thành con tôm ngon được. Ngành thủy sản không trông chờ lắm vào TPP”, ông Lĩnh cho biết.

Thách thức trên “sân nhà”

Tuy nhiên, khi đã vào TPP thì thuế quan của Việt Nam cũng xóa bỏ cho các nước. Điều này cũng là vấn đề thách thức lớn đối với ngành chế biến thủy sản cũng như toàn ngành thủy sản trong nước. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay thuế nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam áp dụng từ 10 - 30% đối với các nước. Mặc dù đã chịu thuế lớn, song một số mặt hàng thủy sản của một số nước khi vào Việt Nam vẫn rẻ hơn hàng trong nước.

Ông Trần Văn Lĩnh đưa ra ví dụ, cá cu là loại cá ngon ở Đà Nẵng, giá bán sỉ khoảng 100.000 đồng/kg, nhưng nhập khẩu từ Nhật về chỉ bán khoảng 50.000 đồng/kg (đã tính thuế nhập khẩu). Ngoài ra, có nhiều loại cá của Nhật khi nhập sang Việt Nam, giá chỉ bằng giá những con cá nục bình thường.

Lý giải nguyên nhân, ông Lĩnh cho rằng, do ngành nông nghiệp khai thác của ta đánh bắt nhỏ lẻ, chế biến kém, độ tươi của cá không có. Trong khi nhiều nước, đặc biệt Nhật Bản khai thác bằng công nghệ cao, bảo quản tốt. “Điều đáng lo ngại là nếu sau khi mở cửa toàn diện thì liệu tàu nước ngoài có cập cảng Việt Nam để bán cá tươi. Nếu như vậy, thì ngư dân của ta đứng trước vô vàn khó khăn, thách thức”, ông Lĩnh trăn trở.

Để giải quyết vấn đề đặc biệt quan trọng khi tham gia vào TPP, việc đầu tiên mà ngành thủy sản cần làm, theo ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, là phải nâng cao chất lượng khai thác, đánh bắt, đặc biệt là khâu bảo quản.

“Chúng ta đang phí phạm nguồn hải sản. Những nước đánh bắt công nghệ tiên tiến, bắt hai con về bán nguyên hai con. Còn ta, hai con về còn một con, cao lắm một con rưỡi. Để bù lại bằng người ta thì phải đánh đến ba con”, ông Tám nói. Vì vậy, theo ông Tám, ngành thủy sản Đà Nẵng đang vận động, tuyên truyền bà con ngư dân phải đầu tư, nâng cấp hệ thống cách đông nhằm nâng cao chất lượng hải sản trong quá trình đánh bắt.

Ông Lương Văn Long, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ cho biết, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, ngư dân chúng ta cần phải áp dụng công nghệ CAS (Cells Alive System), nghĩa là hệ thống tế bào còn sống - công nghệ đông lạnh nhanh với chức năng CAS. Theo đó, CAS khi kết hợp với thiết bị làm lạnh nhanh sẽ có khả năng làm đông lạnh hỗn hợp nước và chất màu một cách đồng đều, có thể giữ sản phẩm lên đến 10 năm. Có như vậy, chất lượng con cá được đảm bảo tươi ngon...

Trước thách thức và cơ hội đó, nhiều ngư dân trẻ Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị cho mình mọi thứ để tham gia TPP. Điển hình như ngư dân Lê Văn Sang, Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ hậu cần nghề cá Hải Nhi, ngư dân Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà)... là những ngư dân trẻ, học hỏi, áp dụng tốt khoa học công nghệ để góp phần đưa ngành hải sản Việt Nam cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới...

NGỌC PHÚ

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang