• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vắng lặng mùa cá

Nguồn tin: Báo An Giang, 13/11/2015
Ngày cập nhật: 14/11/2015

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.

Mất dần ưu thế Vĩnh Gia

Người ta ví nơi đây như “túi cá đồng” cuối nguồn, bởi địa bàn Vĩnh Gia nằm trên đoạn cuối kênh Vĩnh Tế (địa phận An Giang) và tiếp giáp cánh đồng Vĩnh Điều (địa phận Kiên Giang). Theo dòng chảy mùa nước nổi, nếu như khu vực biên giới An Phú và Tân Châu dồi dào nguồn lợi thủy sản đầu mùa, thì khu vực Lạc Quới và Vĩnh Gia (Tri Tôn) lại phong phú chủng loài (cá rô, cá trê, cá chốt…) ở cuối vụ. Với vùng xa, khu vực biên giới này, gia đình có đất ruộng nhiều thì lo sản xuất, người ít đất (hoặc không đất) đánh bắt cá để kiếm sống.

Không còn chuyện chài cá trên kênh Trà Sư

Thế nhưng, ưu thế thiên nhiên dành cho Vĩnh Gia không còn như xưa và ngay cả khu vực biên giới Lạc Quới cũng vậy. Ông Nguyễn Văn Thanh (ấp Vĩnh Cầu) chia sẻ: “Bây giờ, cá mắm ở đây đâu còn bao nhiêu, từ từ mất hết. Chợ sáng hoặc chiều ở Vĩnh Gia rất ít cá. Hồi trước đâu phải vậy, cuối tháng chín âm lịch là rộ mùa, lớp giăng câu, giăng lưới…”. Theo ông Thanh và nhiều cư dân biên giới, mùa nước lên đồng thấp và các tuyến kênh ngày càng cạn kiệt, cá đầu nguồn đổ về không nơi trú ngụ và lại sinh sản không theo kịp chu kỳ mực nước rút.

Con cá linh trở nên thiếu vắng

Tuyến kênh Xã Võng từ Vĩnh Tế đâm vô núi Tượng, nối liền Lạc Quới – Ba Chúc, có 2 cầu sắt Vĩnh Thông và kênh T6 điều tiết lũ vào vùng Tứ giác Long Xuyên. Do vậy, khi mực nước đồng bắt đầu rút, mùa đánh bắt cá ở đây trở nên nhộn nhịp, hoạt động trao đổi, mua bán và vựa nguyên liệu làm mắm luôn diễn ra tất bật. Ấy vậy mà, cuối tháng chín âm lịch năm nay, đi dọc tuyến kênh Xã Võng không khí khá yên ắng, những chiếc xe Honda thồ cá chốt, cá linh từ miệt Vĩnh Gia đi ra và Lạc Quới chở qua cũng chẳng thấy bóng dáng, còn các chủ vựa thì thư thả.

Ba Thê khan hiếm cá đồng

Dân đặt lọp đường giăng quen thuộc vùng Ba Thê, nhất là thời còn cây lúa mùa nổi, rồi đến khi khai hoang phục hóa và tăng vụ, tăng diện. Những người lớn tuổi nhớ rõ con cá dầy rất ngon, chế biến nhiều món ăn dân dã. “Bên cạnh mấy thứ rắn, rùa, tôm, lươn, ếch… thì nó cũng là đặc sản miệt đồng. Dân nhà nông tôn vinh như vậy” – ông Trần Văn Phước (núi Tượng, xã An Bình, Thoại Sơn) kể vui. Đối với con cá heo khỏi phải chê, canh chua, nướng, kho… ăn cơm với gạo đỏ không gì bằng. Nhà quê mà, hễ bắt được cá thì ăn trước, mới tính chuyện bán sau.

Đi chợ vùng Ba Thê bây giờ, ít thấy cá lóc hoặc cá rô thiên nhiên, còn con cá trèn bầu, cá kết, cá éc, cá rầm… gần như biến mất. Mùa nước, thủy sản phần nhiều là cá tạp, khác xa so với hồi trước. Đó là nhận xét chung của cư dân Tây Phú, Mỹ Phú Đông (Thoại Sơn), Vĩnh Nhuận (Châu Thành)… Theo ông Trần Văn Dũng (cầu số 10, xã Tân Tuyến, Tri Tôn), sau chợ Cô Tô thì nơi đây cũng là “điểm” tập trung nguồn cá đồng, sau đó vận chuyển ra Ba Thê bằng đường bộ và đường sông. “Chuyện đó là hồi xưa, chứ bây giờ hổng còn sung túc đâu. Nước nôi hổng có, cá mắm hổng đủ ăn, có đâu mà bán” – ông Dũng dí dỏm.

Vùng Ba Thê mệnh danh “vựa cá” Tứ giác Long Xuyên, với nhiều loại hình đánh bắt thiên nhiên, người ta thường giăng lưới, thả câu, cắm câu, nhấp cá lóc… Song, thủy sản ngày càng khan hiếm và sản lượng đánh bắt quanh vùng cũng dần ít đi. “Do dân đi đánh bắt được ít, mình phải chầu chực, có khi cả buổi chợ hổng được bao nhiêu. Mà, hổng có cá ngon nữa chứ, khan hiếm sao đó” – anh Mai Sao (bạn hàng ngoại thành Long Xuyên) bảo. Việc mua bán ngày nay vất vả hơn trước nhiều, kiếm được đồng lời không phải chuyện dễ, gia đình anh bỏ nghề mua bán cá đồng và chuyển sang kiếm chuyện khác làm ăn.

Nếu như năm 2013, sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh khoảng 33.700 tấn thì sang năm 2014 giảm còn 31.000 tấn. Trong đó, sản lượng cá khoảng trên 20.000 tấn chỉ bằng 87,74% so năm 2013.

TRẦN ĐĂNG – TRỌNG ÂN

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang