• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá đồng non lại... lên chợ!

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 13/08/2015
Ngày cập nhật: 16/8/2015

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!

Trước đây, cá đồng non chưa đủ trọng lượng thì bán không được giá nên không ai bắt. Ðến mùa mưa năm sau chúng lại tràn lên đồng sinh sôi phát triển bầy đàn, dân nghèo chỉ việc cắm câu, giăng lưới bắt những con cá lớn và cũng sẵn sàng thả chừa lại những con cá nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành.

Cá lòng ròng (cá lóc con) hiện nay được bày bán ở các chợ trong TP Cà Mau rất nhiều. Ảnh: PBT

Rất nhiều nông dân vùng sâu, vùng xa, ruộng đất nhiều nhưng không cần cấy lúa vì năng suất thấp không có lãi, mà chỉ thả nuôi cá đồng và cũng chẳng cần cho chúng ăn gì, hằng ngày bắt tỉa cá lớn bán tươi hay làm khô, làm mắm là có tiền mua gạo. Còn những người không ruộng thì khai thác cá tự nhiên ngoài các vùng đất hoang cũng đủ chi phí cơm áo hằng ngày.

Cách khai thác “bắt cá lớn chừa cá nhỏ” đã giúp nông dân thuở trước bảo tồn được nguồn cá giống, giúp cá ngày càng sinh sôi. Thời kỳ đó sản lượng cá đồng ở Cà Mau rất lớn, hàng chục ngàn tấn mỗi năm và suốt dọc bờ sông nội ô Cà Mau, phía phường 5, có đến hàng chục vựa cá, vựa khô và mắm đồng, hoạt động cả ngày lẫn đêm lên hàng chở đi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh tiêu thụ.

Mô hình lúa mùa đặc sản - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững đối với vùng chuyên lúa được giữ ngọt, nếu bà con nông dân biết giữ lượng giống cá đồng với cơ cấu thành phần loài hợp lý, biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn. Hiện nay, sau nhiều năm miễn cưỡng chạy đuổi theo cây lúa cao sản tăng vụ, ở các vùng không đủ điều kiện không còn mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Vậy tại sao các địa phương không vận động nông dân quay lại “tái cơ cấu” với cây lúa mùa dẻo thơm và con cá đồng với mô hình lúa - cá đồng? Nếu cứ bám hè thu - lấp vụ để rồi lúa gạo cứ dư thừa không bán được giá cao, nông dân không thoát khỏi cái nghèo thì làm sao đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới?

Ðể nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động ngày thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa. Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa, người nông dân còn được đảm bảo thu hoạch thêm các nguồn lợi khác.

Trong đó, quan tâm cây bồn bồn dễ trồng, thu lợi lớn và con cá đồng bản địa. Mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng, hằng năm chỉ cần chừa lại vài cặp cá bố mẹ mỗi loại, hay mua các loại cá đồng non thả thêm vào để khôi phục lại nguồn cá giống và bảo vệ chăm sóc; hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thát lát cườm, cá bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể. Hay vào mùa giáp hạt, lúc con đau, khi con nhập học, kẹt tiền có thể thu tỉa bán lấy tiền chi dụng sẽ rất có ý nghĩa.

Mục Ðồng

Các tin mới

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[31/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[30/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

[29/12/2015]

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang