• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

USDA thắt chặt các quy định đối với cá tra Việt Nam

Nguồn tin: Vasep, 30/03/2015
Ngày cập nhật: 31/3/2015

Cá tra vượt qua cá tuyết và cua để trở thành loài thủy sản phổ biến thứ 6 tại Mỹ năm 2013, đứng sau tôm, cá ngừ hộp, cá hồi, cá minh thái và cá rô phi. Tuy nhiên, có thể vị trí không thể duy trì được nữa. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt của Mỹ nhằm bảo hộ ngành sản xuất cá da trơn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ kiểm soát cá da trơn và cá tra từ năm 2015, công việc vốn được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thực hiện. USDA dự kiến sẽ áp đặt tiêu chuẩn mới đối với Việt Nam và các nước XK cá tra khác sang Mỹ nhằm bảo hộ ngành sản xuất cá da trơn Mỹ. Tuy nhiên, người nông dân nuôi cá da trơn Mỹ, chủ yếu ở Mississippi và một vài tiểu bang miền Nam khác cũng bị áp đặt tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Cá tra XK sang Mỹ không có bệnh. Việc quản lý cá da trơn không hẳn về an toàn thực phẩm. Trong nhiều năm qua, việc ngăn chặn NK bóp nghẹt cạnh tranh. An toàn thực phẩm chỉ là cái cớ.

Từ 7 triệu pao trong năm 2004, khối lượng cá tra philê đông lạnh NK vào Mỹ tăng vọt lên 215 triệu pao năm 2014. Giá trị NK cá da trơn hiện đạt trên 300 triệu USD/năm. Sản xuất cá da trơn của Mỹ giảm một nửa, từ 630 triệu pao năm 2004 xuống còn 340 triệu pao năm 2012.

Cá tra, thường được nuôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, được vận chuyển đông lạnh sang Mỹ để cung cấp cho các cửa hàng. Nếu USDA áp dụng quy định mới thì các công ty NK thủy sản Mỹ sẽ bị gián đoạn nguồn cung từ Việt Nam.

Theo ông Bill DiMento, công ty High Liner Foods, một vài công ty cá da trơn Mỹ có quan điểm ích kỷ và thiển cận. Khi nguồn nguyên liệu bị dừng lại, bản thân các công ty của Mỹ cũng chịu thiệt. Hiện nay ở Mỹ, có hàng ngàn người có công ăn việc làm dựa chủ yếu vào NK.

Năm 2008, Quốc hội Mỹ thay đổi luật an toàn thực phẩm để USDA giám sát cá tra và cá da trơn. Tuy nhiên việc chuyển giao cơ quan giám sát từ FDA sang USDA sẽ như thế nào thì phải đợi quy định của USDA tháng 4/2015. Nói chung, USDA sẽ yêu cầu nước XK cũng phải có hệ thống quản lý tương tự như ở Mỹ, mà để đáp ứng được điều này sẽ phải mất nhiều năm. FDA sẽ tiếp tục giám sát các loại thủy sản khác như tôm và cá hồi.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhờ đến ông James Bacchus, cựu chủ tịch của tổ chức kháng kiện của tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Theo ông, Việt Nam có thể kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới do Mỹ vi phạm hiệp ước.

Nhiều công ty thủy sản của Mỹ sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của FDA và USDA, vì USDA thanh tra cá tra và cá da trơn trong khi FDA giám sát các loại thủy sản khác. Kể cả khi cung cấp cá tra NK bị chặn lại thì ngành cá da trơn nội địa của Mỹ cũng phải chịu các quy định ngặt nghèo hơn. USDA ước tính chương trình thanh tra sẽ tiêu tốn 14 triệu USD/năm. Văn phòng trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) cho rằng chương trình này “lãng phí tiền thuế của người dân”.

Bà Kim Gorton, giám đốc điều hành Slade Gorton tại Boston cho biết: công ty sẽ xem xét dừng kinh doanh hoàn toàn đối với cá da trơn để tránh các quy định mới vì chi phí sẽ bị đội lên. Ngược lại với mục đích ban đầu, chương trình thanh tra sẽ gây áp lực lên chính ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ.

Thu Trang (Theo Wall Street Journal)

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang