• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao xuất khẩu thủy sản quý I/2015 giảm sâu?

Nguồn tin: Vasep, 27/03/2015
Ngày cập nhật: 28/3/2015

Theo thống kê của Hải quan, tính đến giữa tháng 3/2015, tổng XK thủy sản của cả nước đạt 1,061 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, ước tính tổng XK thủy sản quý I năm nay sẽ đạt khoảng 1,27 tỷ USD, giảm 23% so với Quý I/2014.

So với giá trị và mức tăng trưởng XK thủy sản cùng thời điểm của 5 năm (2011 – 2015) thì quý I/2015 sụt giảm mạnh nhất. Giá trị XK cũng chỉ tương đương với quý I/2013 và thấp hơn so với cùng kỳ 2012.

Theo xu hướng của các năm, XK thủy sản quý I thường thấp hơn so với quý IV năm trước và thấp nhất trong năm vì nhu cầu thường tăng từ cuối quý II và tăng dần vào cuối năm, đáp ứng đơn đặt hàng trước các dịp Lễ Giáng sinh và Năm mới.

Năm 2014 diễn biến XK ngược lại khi thị trường tăng đột biến vào đầu năm, nhà NK gom hàng dự trữ vì sợ thiếu nguồn cung, nhất là với mặt hàng tôm. Cùng với các yếu tố khác, năm 2015, có thể XK thủy sản sẽ quay về quỹ đạo thông thường của các năm: giảm đầu năm và tăng dần từ giữa năm đến hết quý III, chững lại trong quý IV.

Tuy nhiên, mức sụt giảm mạnh giá trị XK thủy sản trong quý I năm 2015 đáng phải quan tâm vì ngành này đang đối mặt với những biến động của thị trường thế giới liên quan đến tỉ giá ngoại tệ, giá NK, rào cản thuế quan…cùng với những áp lực về quy định trong nước và khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

Xuất khẩu mặt hàng chủ lực giảm mạnh vì giá giảm tại các thị trường

Năm 2014, XK thủy sản tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm (14 – 57%), nhưng bắt đầu tăng chậm lại từ tháng 9 và thậm chí giảm gần 5% trong tháng 12. Nguyên nhân chính: áp lực từ thuế CBPG tôm giai đoạn POR8 và thuế CBPG cá tra POR10 đã ảnh hưởng đến XK tôm, cá tra từ quý IV và sẽ tiếp tục tác động giảm XK 2 sản phẩm này trong năm 2015.

Xuất khẩu tôm 2 tháng đầu giảm 30% do giá tôm trên thị trường thế giới đang giảm. Ấn Độ hiện đang vào vụ thu hoạch tôm, sản lượng bán ra nhiều vì Ấn Độ không có cơ sở hạ tầng để trữ hàng, khiến giá tôm XK giảm 2 USD/kg so với cuối năm ngoái. Do vậy, giai đoạn này, các công ty tôm Việt Nam buộc phải trữ hàng, tránh thua lỗ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến XK tôm giảm.

Xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm cũng giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng euro mất giá khiến cho nhu cầu NK của thị trường EU giảm và giá cá tra cũng bị rớt theo. Giá cá tra XK sang thị trường này giảm 5 - 10%. Các DN buộc phải hạ giá mới bán được.

XK cá ngừ tiếp tục giảm 13,5% và vẫn giảm sâu ở 3 thị trường chính Mỹ, EU và Nhật Bản. Nhiều DN XK Việt Nam có NK cá ngừ để sản xuất XK sang EU rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước bài toán lợi nhuận khi khách hàng muốn hạ giá bán mà nguồn nguyên liệu trong nước không đạt và giá nguyên liệu NK lại cao.

Biến động tỷ giá ngoại tệ: Bất lợi cho xuất khẩu thủy sản

Sự tăng giá mạnh của đồng USD so với một loạt các ngoại tệ khác như Euro, yên…khiến cho khách hàng tại các thị trường này hạn chế NK hoặc tìm cách giảm giá mua. Như vậy, XK sang 2 thị trường chính EU và Nhật Bản vôn đã sụt giảm từ năm trước nay lại càng khó khăn.

XK thủy sản sang EU giảm 10%, sang Nhật Bản giảm 14,5%. EU chiếm 18% XK thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản chiếm 14%.

Hầu hết DNXK thủy sản lựa chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại quốc tế cho các đơn hàng. Đây là ngoại tệ có giá trị ổn định hơn so với các ngoại tệ khác. Tuy nhiên sự tăng giá đồng USD đang ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN XK Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Đồng USD tăng cao so với tiền tệ của các nước khác, trong khi tỷ giá USD/VND không đổi. Đây là một yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của các DN XK tôm Việt Nam so với các nước đối thủ như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia khi tỷ giá của nước họ đang được thả nổi

Tính đến cuối tháng 2, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ giảm tới 44%. Mỹ vẫn là thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18,7%.

Sức khỏe tài chính doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ năm 2014

Năm 2014, XK thủy sản Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng nhờ sản xuất và XK tôm phát triển gặp nhiều thuận lợi, nguồn hàng cũng dồi dào nên có mức tăng mạnh nhất, cùng với sự hồi phục XK một số mặt hàng hải sản (mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, surimi). Do vậy, nhiều DN lớn, nhất là các DN tôm cũng thu được lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, các DN cá tra và nhiều DN XK các mặt hàng hải sản gặp khó về nguồn vốn, về thị trường tiêu thụ, về rào cản thị trường, áp lực cạnh tranh khiến cho tình hình tài chính đi xuống. Các DN đã rất cố gắng ứng phó với biến động thị trường để đứng vững trong năm 2014.

Năm 2014, do sức ép trả nợ ngân hàng, nhiều DN buộc phải bán hàng ồ ạt để quay vòng vốn, đẩy doanh số XK tăng lên mạnh mẽ. Năm 2015, áp lực bán ra quay vòng vốn không còn căng thẳng với DN, do vậy thời gian quý I là “khoảng lặng” để DN cân nhắc việc xuất hàng phù hợp với giá cả và nguồn cung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến XK chững lại so với năm trước.

Sự sụt giảm mạnh XK đầu năm 2015 cũng phản ánh phần nào sức khỏe tài chính của DN thủy sản đang bị ảnh hưởng như là hệ lụy của những năm trước.

Thêm nữa, năm nay, trước thềm hội nhập FTA với EU, Hàn Quốc…DN thủy sản Việt Nam sẽ còn phải gồng mình hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.

Cũng có những luồng ý kiến lo ngại về tác động của Nghị định 36 đối với XK cá tra trong bối cảnh nhu cầu giảm, giá NK giảm như hiện nay. Nhiều DN cho biết, nếu áp dụng ngay tiêu chuẩn trên, giá bán phải nâng lên 3 - 4 USD/kg (bình quân tăng 1 USD/kg), nhà NK nước ngoài sẽ không chấp nhận và có thể sẽ có hàng loạt DN phải đóng cửa. Tuy nhiên, Chính phủ đã quyết định chưa thực hiện các quy định về hàm lượng nước, tỷ lệ mạ băng (tại điểm b, c khoản 3, Điều 6 Nghị định số 36/2014/NĐ-CP) đến hết ngày 31/12/2015, do vậy XK cá tra năm nay không bị ảnh hưởng.

Lê Hằng

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang