• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp phát triển sản phẩm giá trị gia tăng cá tra

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 16/03/2015
Ngày cập nhật: 17/3/2015

Sản phẩm cá tra giá trị gia tăng của công ty CP Vĩnh Hoàn

Quá trình phát triển hơn 15 năm vừa qua, ngành cá tra đã có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội vùng ĐBSCL nói chung cũng như sự phát triển của ngành thủy sản cả nước nói riêng. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm chế biến từ cá tra còn rất đơn điệu, mất cân đối, chủ yếu là sản phẩm philê đông lạnh trong khi số lượng sản phẩm chế biến giá trị gia tăng (GTGT) lại rất ít.

Còn nhiều hạn chế

Mặc dù so với các ngành chế biến những đối tượng thủy sản khác, ngành chế biến cá tra đã rất phát triển và đạt trình độ tiên tiến,tuy vậy, lĩnh vực này còn bộc lộ rất nhiều mặt hạn chế. Cơ cấu sản phẩm chưa thật sự hợp lý. Theo số liệu của Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung rất đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm philê đông lạnh - chiếm đến 92% (philê, nguyên con, cắt khúc…), trong số 8% còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một chút so với philê. Loại sản phẩm GTGT như sản phẩm cao cấp, chế biến sâu, phối chế, làm sẵn ăn liền (cá kho tộ, viên, chả cá, chà bông, bánh phồng, khô ăn liền…) tuy bước đầu đã được sản xuất nhưng với khối lượng còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất sản phẩm GTGT chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp và rủi ro cao. Các nhà chế biến thực phẩm Việt Nam chưa mặn mà với việc sản xuất sản phẩm GTGT vì hiệu quả kinh doanh thấp hơn so với sản phẩm sơ chế - philê, nguyên nhân là do chi phí chế biến cao, vòng quay vốn chậm, khó vận chuyển, bảo quản, thời hạn sử dụng sản phẩm ngắn….

Bên cạnh sản xuất sản phẩm philê cá tra XK, ngành chế biến phụ phẩm đã có bước phát triển đáng kể. Hiện nay, phụ phẩm từ chế biến philê cá tra đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ… đã được tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá… tuy nhiên những sản phẩm này chủ yếu ở dạng thô, trong khi những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm như tinh dầu cá, galetine, thực phẩm chức năng chứa vi chất và sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ, GTGT cao chưa nhiều.

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nêu trên tương đối hạn chế, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm GTGT rất cao, trong khi DN rất thiếu những trang thiết bị công nghệ cao để sản xuất sản phẩm này. Hiện nay, các thiết bị công nghệ chế biến tại hầu hết các nhà máy chủ yếu là để sản xuất philê cá tra đông lạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì việc đầu tư mua sắm máy móc và công nghệ mới từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất sản phẩm GTGT thật sự là một khó khăn không nhỏ đối với khả năng tài chính của nhiều DN.

Thúc đẩy sản xuất sản phẩm GTGT

Theo ông Ngô Anh Tuấn - Chuyên gia tư vấn của FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc)“Chúng ta chỉ cần tái cơ cấu được một đối tượng cá tra thôi, đưa tỉ lệ xuất khẩu đạt 50% là hàng GTGT và đưa giá trị philê xuống dưới 50% thì riêng một động tác tái cơ cấu một sản phẩm chế biến này, con cá tra đã mang lại một giá trị rất lớn cho ngành thủy sản nói riêng và cho ngành kinh tế cả nước nói chung”. Chính vì vậy, phát triển sản phẩm GTGT là một trong những hướng đi ưu tiên của ngành cá tra trong thời gian tới, với mục tiêu tăng dần tỷ trọng hàng GTGT trong cơ cấu sản phẩm toàn ngành, từ đó góp phần gia tăng kim ngạch XK cũng như xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo dự thảo qui hoạch nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, trong giai đoạn 2014 – 2015 và những năm tiếp theo, bên cạnh sản phẩm philê truyền thống, ngành cá tra phấn đấu đẩy mạnh chế biến sản phẩm mới, sản phẩm GTGT, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, phấn đấu đến năm 2015 các sản phẩm này đạt tỷ trọng 8 - 12% và đến năm 2020 là 15 - 20%.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành chủ trương tổ chức sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị với việc bố trí, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến và tiêu thụ phù hợp với vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến phải có nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách tự đầu tư vùng nuôi hoặc liên kết với các cơ sở nuôi, không đầu tư mới cơ sở chế biến philê cá tra đông lạnh, mà tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất đối với các nhà máy hiện có. Nông dân nuôi cá phải liên kết với nhau thành những vùng nuôi có quy mô lớn hơn. Duy trì và ổn định diện tích, sản lượng cá tra theo nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, ngành cá tra sẽ tổ chức lại khâu chế biến theo hướng đẩy mạnh sản xuất sản phẩm GTGT bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, nghiên cứu, chuyển giao hoặc mua công nghệ chế biến phụ phẩm nhằm tăng cường tỷ trọng cũng như đa dạng hóa sản phẩm GTGT như surimi cá, dầu cá tinh luyện, bột cá, chà bông, bánh phồng, collagen, gelatin…tận dụng toàn bộ con cá, nâng cao giá trị, giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, ngành cá tra cần có những chương trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu các thị trường tiêu thụ chính sản phẩm loài này trên thế giới để nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, cách thức chế biến, khẩu vị…của khách hàng ở từng thị trường khác nhau để DN trong nước sản xuất sản phẩm GTGT phù hợp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, bên cạnh thị trường quốc tế, ngành cá tra cũng nên có những chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá để các sản phẩm cá tra được biết đến phổ biến hơn trên thị trường nội địa với hơn 90 triệu người tiêu dùng.

Ngoài ra, để nâng cao GTGT của con cá tra, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, nhấtlà về tín dụng, đầu tư để tạo điều kiện cho DN được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi trong việc đầu tư vào những dự án chế biến phụ phẩm cá tra thành các sản phẩm GTGT hoặc chế biến các sản phẩm GTGT phi thực phẩm từ cá tra.

Hiện nay, sản lượng XK cá tra philê rất lớn nhưng chủ yếu dưới dạng thô. Đây là một sự lãng phí nguyên liệu đáng quan tâm. Vì vậy, cần phải tổ chức lại cơ cấu sản phẩm trong chế biến cá tra nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, đồng thờităng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm GTGT chế biến từ cá tra. Hy vọngkim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trong tương lai sẽ còn lớn hơn hiện nay rất nhiều.

Đỗ Văn Thông

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang