• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

2015, dự đoán thị trường tôm thế giới tiếp tục tăng trưởng tích cực

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 13/03/2015
Ngày cập nhật: 15/3/2015

Thị trường tôm thế giới năm 2015 được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, bởi trong năm 2014, khối lượng giao dịch đã tăng đáng kể so với năm 2013. Ngoài ra, NK vào thị trường Mỹ và Đông Á đang tăng trưởng mạnh mé.

Nguồn cung

Theo ngân hàng Rabobank, tình trạng dịch bệnh EMS tồi tệ nhất hầu như đã qua đi trong năm 2013. Cả năm 2014, sản lượng tôm toàn cầu đã phục hồi ở hầu hết các khu vực nuôi, mặc dù không đều khắp.

Rabobank dự đoán sản lượng tôm tại Thái Lan có thể sẽ không đạt đến 300.000 tấn trong năm 2014. Theo Poj Aramwattananont - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan, sản lượng sẽ chỉ ở mức 200.000 tấn với khối lượng XK giảm 25%. Trong 8 tháng đầu năm, giá trị XK của Thái Lan là 36,9 triệu bạt, giảm so với 41,8 triệu bạt cùng kỳ năm 2013.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các trại sản xuất giống và trại nuôi tôm tại miền Nam bị thiệt hại nặng nề trước cơn bão Thần Sấm trong tháng 7, khiến sản lượng con giống và tôm bố mẹ tại Hải Nam giảm gần 50%. Rabobank ước tính, sản lượng tôm của Trung Quốc trong năm 2014 đạt khoảng 500.000 tấn và có thể tăng lên 600.000 tấn vào năm 2015. Việt Nam là khu vực chính đầu tiên bị ảnh hưởng của EMS, nhưng đã cho thấy sự phục hồi. Rabobank ước tính sản lượng của Việt Nam đã giảm từ mức đỉnh 496.000 tấn trong năm 2011 xuống khoảng 280.000 tấn trong năm 2013, nhưng năm 2014, sản lượng tôm của Viêt Nam sẽ khả quan hơn. Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam tổng sản lượng tôm nuôi trong 11 tháng đầu năm là 593 nghìn tấn (tăng 21,2%), trong đó sản lượng tôm sú là 251 nghìn tấn, tôm chân trắng là 342 nghìn tấn.

Tại Ấn Độ, sản lượng tôm chân trắng tăng nhẹ trong khi sản lượng tôm sú đang giảm dần. Tháng 9/2014 vừa qua, giá tôm giao tại trại nuôi tiếp tục tăng do mất cân đối cung-cầu và nhu cầu nhập khẩu cao từ Đông Á. Các dự báo chính thức tại Ấn Độ cho thấy sản lượng tôm nuôi, chủ yếu là tôm chân trắng, có thể tăng 10 - 20% trong năm tài chính này (tháng 4/2014 - tháng 3/2015). Nhưng sản lượng tôm sú có thể giảm ở mức tương tự khi nhiều người nuôi ở vành đai nuôi thủy sản phía đông bắc đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng trong năm nay. A J Tharakan, chủ tịch của Hiệp hội XK thủy sản của Ấn Độ cho biết, năm nay, sản lượng tôm nuôi dự kiến đạt 375.000 tấn.

Sản lượng tôm của Êcuađo trong năm 2014 dự kiến đạt khoảng 320.000 tấn, trong khi sản lượng tại Inđônêxia ước đạt 385.000 tấn. Trong khi đó, Mêhicô khó có thể đạt 60.000 tấn tôm trong năm nay.

Xu hướng xuất nhập khẩu

Theo ước tính của Infofish, khối lượng NK trong thương mại tôm toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5-6% so với cùng kỳ năm ngoái với giá cả ổn định. Mười nhà NK hàng đầu gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mêhicô, Canađa và Ôxtrâylia, đã nhập tổng cộng gần 850.000 tấn tôm trong kỳ. Xu hướng cung cầu ở các thị trường này có những diễn biến trái chiều. Trong khi, NK tôm tại Nhật Bản, Hồng Kông và Canađa giảm thì NK vào các thị trường khác vẫn khá tích cực.

Êcuađo là nhà cung cấp hàng đầu, bám sát sau đó là Ấn Độ. Lượng XK trung bình từ 2 nước này là khoảng 24.000 tấn/tháng. Các nhà XK lớn khác là Việt Nam, Trung Quốc, Inđônêxia và Thái Lan. XK hàng tháng từ Trung Quốc và Inđônêxia là khoảng 13.000 tấn. Khối lượng XK từ Việt Nam có thể là cao hơn so với Trung Quốc và Inđônêxia.

Diễn biến các thị trường chính

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản, thị trường tôm lớn thứ ba trên thế giới, tiếp tục giảm NK tôm kể từ khi đồng yên mất giá hồi tháng 12/2012. Vào cuối tháng 9/2014, đồng yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm với tỉ giá 110 yên/1 USD. Giá tính theo đồng yên cũng đã bắt đầu tăng lên (khoảng 10%),gây khó khăn cho mùa tiêu thụ cao điểm cuối năm. Giá NK tôm nuôi đã tăng lên 3USD/kg trong giai đoạn tháng 6 - 9.

NK tôm vào Nhật Bản năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 với mức giảm 20%,trong khi năm 2013, NK chỉ giảm 3% so với năm 2012. Theo ITC, tổng giá trị NK trong 11 tháng đầu năm 2014 của Nhật Bản giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 2,5 tỉ USD. Thị phần tôm nước ấm tại Nhật Bản đang bị tôm nước lạnh rẻ hơn từ Achentina và Liên bang Nga thay thế. NK tôm nguyên liệu đông lạnh tăng 1,8% trong giai đoạn này đạt 405 triệu USD, nhưng NK tôm chế biến giảm 7,9%. Năm nhà cung cấp tôm hàng đầu sang Nhật Bản trong giai đoạn này là Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Achentina và Trung Quốc.

Thị trường Nhật rất nhạy cảm về giá nên nguồn tôm giá trị gia tăng, chủ yếu NK từ Thái Lan, Việt Namvà Trung Quốc, cũng bị ảnh hưởng. Từ tháng 7/2014, giá tôm ở Nhật Bản đã tăng mặc dù lượng hàng tồn kho vẫn thấp hơn so với các năm khác. Trong ngành bán lẻ, nhu cầu tôm nuôi dự đoán sẽ giảm do giá cả tăng cao. Các nhà kinh doanh đã xúc tiến bán tôm biển (Seabob) Achentina trong mùa Giáng sinh và năm mới.

Mỹ

Tổng nguồn cung tôm tại thị trường Mỹ dự kiến tiếp tục tăng. Mặc dù sản lượng và XK từ Thái Lan giảm, nhưng NK từ các nước châu Á và châu Mỹ Latinh khác tăng mạnh. Theo Rabobank, NK tôm vào Mỹ trong năm 2014 thậm chí cao hơn năm 2013 một phần nhờ kinh tế vĩ mô được duy trì ở mức ổn định hơn và đồng USD mạnh hơn so với các dồng tiền khác. Trong 11 tháng đầu năm 2014, NK tôm vào Mỹ tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị, vượt xa nhiều dự đoán trước đó. Về giá trị, NK tôm vào Mỹ tăng mạnh 30% và đạt mức kỷ lục 6,1 tỉ USD do giá tôm cao mặc dù khối lượng cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn với 518.974 tấn tăng 12% so với 2013.

EU

Việc NK tôm của EU vẫn mang tính chọn lọc. EU luôn yêu cầu các nhà chế biến châu Á sản xuất các sản phẩm đông lạnh với tỉ lệ mạ băng 20 - 30%. NK tôm từ Mỹ Latinh, như Êcuađo, Nicaragoa và Honđurat đều gia tăng nhờ các mức thuế suất ưu đãi.

Trong 10 tháng đầu năm 2014, giá trị NK tôm vào EU đạt 5,5 tỉ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2013. Êcuađo là nhà cung cấp tôm hàng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Inđônêxia với nguồn cung và thị phần đều tăng, trong khi NK tôm của EU từ Thái Lan giảm mạnh do không còn được hưởng quy chế GSP từ tháng 1/2014. Tính theo thị trường đơn lẻ, Tây Ban Nha và Pháp là các nhà NK chính tiếp theo là Anh, Hà Lan, Italia, Bỉ và Đức.

Theo Rabobank, lượng tôm NK vào EU năm 2014 không tăng mạnh như trên thị trường Mỹ tuy nhiên nó đã đạt mốc 300.000 tấn, thấp hơn một chút so với mức kỷ lục năm 2011 là 325.000 tấn. Như vậy, NK tôm vào EU đã được cải thiện đáng kể so với năm 2013, trong điều kiện giá tôm leo thang đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ và các nhà kinh doanh rất khó khăn trong việc kích cầu tiêu dùng thậm chí đã sử dụng cả các chương trình khuyến mãi.

Châu Á - Thái Bình Dương

Các nhà NK tôm lớn trong khu vực Châu Á / Thái Bình Dương là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Ôxtrâylia.

Theo Infofish, Việt Nam có thể là thị trường NK tôm nuôi số 1 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với ước tính NK tôm đông lạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 ở mức 50.000 tấn và giá trị NK tôm trong 11 tháng đầu năm đạt 432,996 triệu USD.

Êcuađo và Ấn Độ là 2 nhà cung cấp lớn nhất. Hầu hết, lượng tôm NK chủ yếu dành cho tái chế biến và XK. Còn Trung Quốc chủ yếu NK cho tiêu dùng trong nước, nguồn cung tôm nước ấm và nước lạnh tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 và có thể tiếp tục tăng trong các dịp lễ cuối năm.

Triển vọng trong năm 2015

Rabobank dự báo giá tôm sẽ giảm trong năm 2015 sau một năm đứng ở mức cao. Nhu cầu tôm toàn cầu đang tăng lên, nguồn cung tôm Êcuađo, Ấn Độ và Inđônêxia có thể không đáp ứng đủ nhưng, sản xuất tôm ở một số nước chịu tác động của EMS đang dần được cải thiện.

Trung Quốc vẫn là nước XK tôm lớn trên thế giới mặc dù thống kê thương mại chính thức của nước này không có và không hoàn toàn đáng tin cậy. Thị trường Nhật Bản đang trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà XK tôm chân trắng, mặc dù nhu cầu tôm sú hạn chế nhưng vấn tiêu thụ được ở các khu vực thị trường cao cấp.

Thị trường và nhu cầu tiêu thụ tôm tại Mỹ có triển vọng tăng tiếp. Tôm vẫn là món ăn được ưa thích trong các bữa ăn gia đình trong Lễ Tạ ơn, dịp Giáng sinh và Năm mới. Những dấu hiệu tích cực cho thấy một triển vọng khả quantrong năm 2015 tới.

Hằng Vân

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang