• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dùng công nghệ để “lên đời” cho cá tra

Nguồn tin: Báo An Giang, 08/01/2015
Ngày cập nhật: 11/2/2015

Lâu nay, con cá tra được mệnh danh là “con cá vàng tỷ đô” của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khoảng 1,8 tỷ USD từ xuất khẩu cá tra, phần lớn là xuất thô, dạng phi lê đông lạnh. Tuy nhiên, đã có những doanh nghiệp (DN) như Tập đoàn Sao Mai, đã tiên phong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tăng chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho con cá tra.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius), hiện trên 80% sản phẩm cá tra xuất khẩu là dạng phi lê, 10% sản phẩm nguyên con cắt khúc, cắt khoanh, chưa đến 5% sản phẩm giá trị gia tăng từ con cá tra với sản phẩm dầu cá, bột cá và collagen. Trong khi đó, tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm lượng mỡ cá tra không dưới 140.000 tấn, nhưng chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc, sản xuất dầu biodiesel và xuất thô với giá rất thấp.

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai cho biết: “Tôi đi Đông, đi Tây mới thấy, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp nước ta quá lãng phí, làm ra hạt lúa chủ yếu để lấy gạo mà quên mất giá trị từ phụ phẩm như trấu, cám, rơm, rạ. Tương tự, làm ra con cá tra chỉ lấy 30% thịt phi lê xuất khẩu, phần còn lại cho vào thứ phế phẩm làm thức ăn gia súc, giá trị chẳng là bao”.

Sau nhiều năm trăn trở, cất công tìm kiếm, cuối cùng ông Thuấn cũng tiếp cận được với một đề tài nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc Gia (Bộ Y tế) về những lợi ích độc đáo từ mỡ cá tra. Đề tài này như tiếp thêm sức mạnh, thôi thúc ông làm bằng được dự án tinh luyện mỡ cá tra thành dầu ăn, đưa vào bếp ăn gia đình đầu tiên trên thế giới.

Năm 2010, công ty CP Đầu tư & Phát triển đa quốc gia IDI (thuộc Tập đoàn Sao Mai) đã khởi công xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá 200 tấn/ngày tại KCN Vàm Cống (Đồng Tháp). Giữa năm 2013, nhà máy đi vào sản xuất thử nghiệm và đầu tháng 10/2014, sản phẩm dầu cá nhãn hiệu Ranee chính thức có mặt trên thị trường.

Theo ông Thuấn, công nghệ tinh luyện dầu cá là công nghệ hiện đại, tự động hóa hoàn toàn nhập khẩu từ Châu Âu. Dầu cá cao cấp Ranee tinh luyện từ mỡ cá tra có nhiều dưỡng chất tự nhiên rất quí cho sức khỏe như Omega 3, 6, 9 và các vitamin. Loại dầu này có chất lượng vượt trội so với dầu làm từ cá khai thác từ biển. Mặt khác, dầu cá cao cấp Ranee có thể truy xuất nguồn gốc một cách rõ ràng. Cá tra được Tập đoàn Sao Mai nuôi theo một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn, vùng nuôi, nên an toàn, không có thành phần kim loại nặng như cá biển.

Mới có mặt trên thị trường chỉ vài tháng, dầu cá cao cấp Ranee đã “cháy hàng”. “Nhiều đơn vị, nhà phân phối trong và ngoài nước đã chủ động liên hệ với chúng tôi để nhận phân phối sản phẩm, ký kết hợp tác lâu dài. Với những tín hiệu này, chúng tôi tin rằng, không bao lâu sau, dầu cá cao cấp Ranee sẽ có mặt trong bếp ăn của mọi gia đình” – ông Thuấn nói

Trước “sức nóng” của thị trường về sản phẩm dầu cá cao cấp Ranee, Tập đoàn Sao Mai đã quyết định đầu tư sớm hơn dây chuyền tinh luyện dầu cá cao cấp thứ hai, công suất tương đương nhà máy hiện có. Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Vũ Văn Tám sau khi thăm nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Ranee đã đánh giá cao những bước đi “trúng” và tiên phong của Tập đoàn Sao Mai. Thứ trưởng Tám cho rằng, Tập đoàn Sao Mai là một trong những đơn vị đóng góp lớn trong việc nâng cao chuỗi giá trị cho con cá tra, khẳng định đây là một hướng đi đột phá mà cả ngành nông nghiệp cần phải suy ngẫm trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

“Khi dây chuyền thứ 2 của chúng tôi đi vào hoạt động, gần như 100% mỡ cá tra của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể được tinh chế thành sản phẩm giá trị gia tăng dầu cá cao cấp Ranee. Toàn bộ qui trình khép kín từ nuôi trồng – chế biến sản phẩm cá tra không bỏ đi một thứ gì, sẽ làm thay đổi cục diện vàvị thế cho chuỗi sản xuất con cá tra lên một đẳng cấp mới ” - Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai.

Nam Khánh

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang