• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vướng về ghi nhãn và thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy

Nguồn tin: Vasep, 10/12/2015
Ngày cập nhật: 11/12/2015

Thời gian vừa qua, một số DN thủy sản đã bị lập biên bản vi phạm về ghi nhãn bao bì vì không ghi nhãn phụ tiếng Việt. Theo Đoàn kiểm tra của Đội quản lý thị trường thì nguyên liệu thủy sản NK nhập kho thì phải dán nhãn phụ tiếng Việt. Tuy nhiên, đa số DN thủy sản nhập nguyên liệu thủy sản để SXXK hoặc nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (đều không lưu thông hay tiêu thụ trong nước), nên không thể có được nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Ngày 27/11/2015, VASEP đã gửi Công văn số 167/2015/CV-VASEP (CV167) tới Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiến nghị vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa và thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp ATTP đối với hàng NK để SXXK.

Theo Điều 10, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, ngày 30/8/2006của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì: “Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để XK thì tổ chức, cá nhân XK hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Trong trường hợp hàng hoá không XK được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này”.

Như vậy, trách nhiệm ghi nhãn phụ là cho việc đưa hàng hóa ra lưu thông ở thị trường trong nước. Hàng hóa dùng để chế biến hàng XK, không lưu thông trong nước thì không phải ghi nhãn phụ tiếng Việt. VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo việc có văn bản hướng dẫn cho nguyên liệu, thực phẩm NK để SXXK, gia công XK và nhập kinh doanh để SX tiếp hàng XK (tức đều không tiêu thụ trong nước) không phải thực hiện ghi nhãn phụ.

Còn về việc dán nhãn sản phẩm, tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 quy định về nội dung dán nhãn sản phẩm như sau: “Nội dung bắt buộc phải ghi nhãn: tên sản phẩm; thành phần cấu tạo; định lượng sản phẩm; ngày sản xuất; thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản; hướng dẫn sử dụng; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; xuất xứ; số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; các khuyến cáo, cảnh báo ATTP”.

Tuy nhiên, theo VASEP quy định có “số Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP” này chỉ đúng khi DN NK phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để tiêu thụ trong nước. Còn việc NK những mặt hàng này để chế biến sản phẩm thủy sản XK hoặc làm nguyên liệu SX tiếp thì không phù hợp.

Bởi hiện nay chủ yếu các DN thủy sản nhập nguyên liệu thô (nguyên con, hoặc chỉ sơ chế rồi đông lạnh, đóng gói sơ bộ từ 2kg đến 10 và 20kg/túi; với cá ngừ và cá biển khai thác cấp đông trên tàu và DN mua trực tiếp từ các tàu thì đông lạnh xô và chuyển hàng từng túi hoặc thùng lớn không có bao bì) để có đủ nguyên liệu cho chế biến XK, không tiêu thụ trong nước. Do vậy khi NK hàng về không có số Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP ghi trên nhãn.

VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì việc điều chỉnh hay bổ sung quy định để không bắt buộc hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp phải tuân theo quy định dán nhãn quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Một vướng mắc nữa tại Chương 2, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (NĐ38) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm áp dụng cho cả hàng nhập khẩu để SXXK, không tiêu thụ trong nước vẫn phải công bố hợp chuẩn hợp qui. Thực tế, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, DN phải mất rất nhiều thời gian (thường là khoảng 1 tháng) với nhiều loại Giấy tờ kèm theo và phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí có thể làm mất cơ hội kinh doanh DN không nhận hàng kịp nên không giao hàng nhanh theo yêu cầu khách hàng.

Trong khi hàng NK này là nguyên liệu sản xuất tiếp và để XK chứ không tiêu thụ nội địa. Khi nhập khẩu vẫn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kiểm tra Nhà nước về hồ sơ và kiểm tra chất lượng ATTP. Tại CV167, VASEP kiến nghị Bộ Y tế chủ trì và trình Dự thảo sửa đổi, bổ sung NĐ38 để với hàng NK để SXXK hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không cần phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP.

Tạ Hà

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang