• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá tra sang Mỹ: Cửa hẹp

Nguồn tin: Đại Đoàn Kết, 02/12/2015
Ngày cập nhật: 5/12/2015

Con cá tra của Việt Nam sau nhiều sóng gió trên thị trường Hoa Kỳ, nay lại tiếp tục gặp những rào cản khi xuất khẩu sang thị trường này. Lâu nay, Hoa Kỳ vẫn luôn được coi là thị trường khó tính khi mà các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thường xuyên gặp phải các rào cản thương mại. Riêng đối với lĩnh vực thủy sản, con tôm và con cá tra, cá ba sa của Việt Nam đã rất nhiều lần bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Cá tra sang Mỹ ngày càng khó khăn.

Cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ của cá tra, cá ba sa Việt Nam ngày càng hẹp lại kể từ tháng 3/2016, khi Bộ Nông nghiệp nước này vừa đưa ra một số quy định mới áp dụng với những công ty xuất khẩu cá ba sa vào thị trường Mỹ. Đó là việc Hoa Kỳ lập cơ chế giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra, basa của Việt Nam. Giới chuyên gia đánh giá, đây chính là một cách mà Mỹ nhắm vào sản phẩm cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam nhằm bảo hộ sản xuất nội địa.

Rào cản mới

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã ban hành các quy định mới đối với những nhà cung cấp cá da trơn, trong đó yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và các nhà xưởng chế biến đối với cả những nhà sản xuất trong và ngoài nước, hầu hết từ Việt Nam, nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất. Những quy định mới này dự kiến có hiệu lực từ tháng 3-2016 và sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong hơn 18 tháng, theo đó cho phép các nhà cung cấp nước ngoài có thời gian để tiến hành những thay đổi cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của USDA.

Như vậy, con cá tra của Việt Nam sau nhiều sóng gió trên thị trường Hoa Kỳ, nay lại tiếp tục gặp những rào cản khi xuất khẩu sang thị trường này. Lâu nay, Hoa Kỳ vẫn luôn được coi là thị trường khó tính khi mà các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thường xuyên gặp phải các rào cản thương mại. Riêng đối với lĩnh vực thủy sản, con tôm và con cá tra, cá ba sa của Việt Nam đã rất nhiều lần bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Giới chuyên gia lĩnh vực thủy sản nhận định, động thái lần này của Mỹ còn đáng quan ngại hơn cả việc họ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm cá tra, ba sa xuất khẩu của chúng ta. Trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang cho rằng, động thái Mỹ đưa ra quy định mới về việc giám sát đến cả cơ sở sản xuất của ta cũng chính là họ ra quota xuất khẩu cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam.

“Nếu như đối diện với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn còn cửa để xuất khẩu, chỉ phải chịu mức thuế cao, nhưng vẫn có thể tiêu thụ được hàng hóa và thị trường Hoa Kỳ. Song quy định lần này Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa ra khắt khe hơn rất nhiều lần, gần như cánh cửa xuất khẩu của chúng ta bị khép lại. Vì biện pháp này chẳng khác nào họ cho chúng ta xuất khẩu thì chúng ta mới được xuất, họ không cho là chúng ta phải chịu. Hành động này của Mỹ thực sự sẽ gây nhiều khó khăn cho các DN chế biến và xuất khẩu cá da trơn của chúng ta” - ông Lê Chí Bình nhận định.

Nguy cơ nhãn tiền

Trước đó, trả lời báo giới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng đã lên tiếng phản đối hành động này của Mỹ. Theo ông Lê Hải Bình, việc Hoa Kỳ lập cơ chế giám sát đối với các loài cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra, basa của Việt Nam là không cần thiết và Việt Nam thất vọng về điều này.

Ông Lê Hải Bình khẳng định, sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tuân thủ các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu mặt hàng cá này vào thị trường Hoa Kỳ và đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận rộng rãi. Do đó, việc lập cơ chế giám sát nêu trên là không cần thiết. Không chỉ Việt Nam mà nhiều cơ quan, tổ chức cũng như lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phản đối chương trình này.

“Các nước ASEAN cũng lo ngại cơ chế này sẽ ảnh hưởng tới các mặt hàng xuất khẩu của họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh. Ông Bình cũng bày tỏ lo ngại cơ chế này sẽ trở thành một hàng rào thương mại phi thuế quan, tác động nghiêm trọng tới xuất khẩu của Việt Nam và đời sống của nhiều người nông dân Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.

Giới chuyên gia ngành thủy sản nêu quan ngại, với việc Mỹ đưa ra những quy định ngày càng khắt khe, xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ vốn đã khó khăn sẽ càng trở nên khó khăn hơn. “Chắc chắn thời gian tới, sản lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường này sẽ sụt giảm nghiêm trọng” – một chuyên gia lo ngại.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị cá tra xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Braxin (chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra) giảm 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014. VASEP dự báo, do khó khăn về thị trường nên xuất khẩu cá tra năm 2015 rất có thể “âm” so với năm 2014.

Minh Phương

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang