• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Doanh nghiệp thủy sản: Lối mòn xuất khẩu

Nguồn tin: Đại Đoàn Kết, 12/11/2015
Ngày cập nhật: 14/11/2015

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm có xu hướng giảm tại nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU… Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản vào thị trường này lại tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2014. Theo đánh giá của giới chuyên gia, các DN ngành thủy sản cần tỉnh táo để tránh “vết xe đổ” như các mặt hàng nông sản nếu quá phụ thuộc vào thị trường nhiều rủi ro này.

Doanh nghiệp thủy sản nên cẩn trọng với xuất khẩu tiểu ngạch.

Phần lớn xuất khẩu tiểu ngạch

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, Trung Quốc hiện là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam, đứng thứ 4 và chiếm 8% tỷ trọng xuất khẩu trong năm 2014. 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2014 trong khi mặt hàng này xuất sang các thị trường khác đều giảm. Riêng mặt hàng như cá tra tăng hơn 50%.

Thực tế này có thể giải quyết được những điểm nghẽn về đầu ra cho các mặt hàng thủy sản trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, tuy nhiên, về lâu dài, giới chuyên gia khuyến cáo, không nên quá phụ thuộc việc xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc vì đây là thị trường tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Bài học đối với các mặt hàng nông sản như lúa gạo, các loại trái cây… vẫn còn đang rất nóng.

Có một thực tế là hầu hết các mặt hàng nông sản Việt, trong đó có thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều đi qua đường tiểu ngạch, với các hình thức thanh toán ẩn chứa nhiều rủi ro, nhiều hợp đồng chỉ được ký kết bằng… miệng. Đây chính là đặc tính mà các đối tác, thương lái Trung Quốc thường xuyên làm ăn với các DN của Việt Nam.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp, việc chúng ta xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản qua đường tiểu ngạch thời gian qua có thể giải quyết được yếu tố nhanh chóng về thời gian, song lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn về thanh toán hợp đồng. Bởi vậy, các DN nếu vẫn hướng đến thị trường Trung Quốc trong thời gian tới, nên chú trọng xuất khẩu qua đường chính ngạch, như vậy sẽ đảm bảo sự ổn định và an toàn hơn trong thanh toán.

Chia sẻ với Đại Đoàn Kết về nguyên nhân xuất khẩu thủy sản có xu hướng gia tăng sang thị trường Trung Quốc thời gian gần đây, ông Quốc cho hay, một phần nguyên nhân là do đây là thị trường khá dễ tính.

“Trong khi xuất sang các thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, EU… các mặt hàng thủy sản của ta thường gặp phải những rào cản thương mại, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm rất khắt khe, thì đối với thị trường Trung Quốc, hầu như chúng ta không hề gặp phải những trở ngại đó. Đây là một trong những lý do khiến cho các DN đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc” – ông Quốc nhận định.

Doanh nghiệp cần thận trọng

Có thể việc “dễ dãi” của Trung Quốc giúp cho nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam giải quyết được vấn đề đầu ra ở trước mắt, song theo đánh giá của ông Dương Nghĩa Quốc, các DN cần phải thận trọng với thị trường này.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của một DN xuất khẩu thủy sản tại Đồng Tháp, thời gian gần đây, có tình trạng thương lái thu mua tôm ở các nông hộ, họ thu mua một cách “thoải mái”, nghĩa là không hề quan tâm đến chất lượng tôm ra sao, cũng không yêu cầu về an toàn thực phẩm… nên nhiều hộ nông dân đã không ngần ngại bán hàng cho các thương lái.

Thực trạng này sẽ đẩy DN xuất khẩu thủy sản đến tình thế thiếu nguyên liệu. Đó còn chưa kể khả năng, cũng giống như các loại nông sản khác, thương lái thu gom một thời gian rồi ngừng, sẽ đẩy nguy cơ thủy sản rớt giá thảm hại.

Mặc dù vẫn luôn coi Trung Quốc là thị trường tiềm năng đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, song, phần lớn, các DN đều bày tỏ lo ngại về những rủi ro ở thị trường này. Theo đánh giá của bà Trương Thị Lệ Khanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, đây là thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro và thiếu sự ổn định.

Hiện nay, các DN xuất khẩu cá tra, tôm… khi xuất sang thị trường Trung Quốc vẫn chỉ tập trung theo “lối mòn” là “có gì xuất đó” mà không quan tâm tìm hiểu kỹ thông tin thị trường. Đây là lối làm ăn ẩn chứa nhiều rủi ro, bởi nếu chúng ta không nắm rõ thông tin thị trường cứ ồ ạt sản xuất, ồ ạt xuất khẩu, nếu phía đối tác ngừng nhập thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Bởi vậy, giới chuyên gia khuyến cáo, các DN xuất khẩu thủy sản cần thận trọng hơn, tìm hiểu kỹ thông tin, nhu cầu thị trường, tránh “vết xe đổ” của nhiều loại nông sản khác khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ông Dương Nghĩa Quốc khuyến cáo, để tránh việc xuất khẩu phụ thuộc vào một thị trường, các DN cần xúc tiến tìm kiếm thêm các thị trường mới. Đặc biệt, khi Hiệp định TPP được ký kết, cơ hội cho ngành thủy sản vô cùng lớn, song các DN cần phải có kế hoạch sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với bà con nông dân để sản xuất, nuôi trồng theo các quy chuẩn quốc tế.

“Có như vậy, chúng ta mới có thể phát triển bền vững, lâu dài, bởi đối với các thị trường khó tính, khi chúng ta hội nhập, các chuẩn mực về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được đặt lên hàng đầu. Lúc đó, sẽ không có sự tồn tại cho những sản phẩm “dễ dãi” – ông Quốc chia sẻ.

Duy Phương

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang