• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển, đa dạng sản phẩm cá tra: Không dễ!

Nguồn tin: Vasep, 21/10/2015
Ngày cập nhật: 22/10/2015

Cho đến hết tháng 8/2015, cá tra sống, tươi, khô, đông lạnh (thuộc mã HS 03) vẫn là sản phẩm XK xương sống của ngành cá tra chiếm tới 98,89%, trong khi đó sản phẩm cá tra chế biến (thuộc mã HS 16) chiếm tỷ lệ rất nhỏ: 1,11% tổng giá trị XK. Đứng trước mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020, tỷ trọng sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng (GTGT) XK đạt 50% và đến năm 2030, tỷ trọng này đạt 60% (trong đó có ngành cá tra) quả là một kỳ vọng khó có thể thực hiện được…

Hãy nhìn lại chặng đường 15 năm XK cá tra Việt Nam để thấy được hiện trạng và tiến trình đổi mới sản phẩm này. Năm 2000, thị trường XK cá tra hẹp với 8 nước lớn, trong đó, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm đến 83% giá trị XK với tổng lượng xuất là 689 tấn tương đương 2,59 triệu USD và 100% là sản phẩm cá tra, basa đông lạnh.

10 năm sau là giai đoạn tăng trưởng “nóng” của ngành cá tra khi thị trường XK tăng hơn 140 thị trường, trong đó 5 thị trường XK lớn nhất là: EU, Mỹ, Mexico, ASEAN và Nga chiếm 59% tổng khối lượng XK và 63,3% tổng giá trị XK. Trong khoảng thời gian này, khối lượng cá tra XK tăng 970 lần lên hơn 660 nghìn tấn và giá trị XK tăng 570 lần lên 1,42 tỷ USD.

So với năm 2000, sản phẩm cá tra XK năm 2010 đa dạng đến hơn 30 loại: từ nguyên con, cắt khúc, phile đến cắt khúc tẩm bột chiên sơ, cắt miếng tẩm gia vị đông lạnh, tôm và cá tra quấn khoai tây, xiên que, cá tra quấn cá hồi, cá tra nướng, tẩm bột “beer batter" đông lạnh, tẩm bột "Western style" đông lạnh… So với nhóm hàng XK hải sản, việc đa dạng hóa sản phẩm XK cá tra khó khăn hơn. Do đó để “làm mới” sản phẩm các DN đã kết hợp cá tra với các loại rau củ, thủy sản khác (cá hồi, tôm…) hay tẩm ướt nhiều loại gia vị theo thị hiếu của từng thị trường. Năm 2010, sản phẩm cá tra chế biến (thuộc mã HS16) chiếm 0,75% tổng giá trị XK. Hơn 70% sản phẩm các tra GTGT XK sang thị trường EU như: Hà Lan, Thụy Sỹ, Đức… còn lại là các thị trường khác như: Australia, Singapore, Philippines, Pakistan…

Thị trường không mở rộng thêm, kim ngạch XK cá tra 8 tháng đầu năm 2015 đạt 1,02 tỷ USD. Đã có hơn 35 loại sản phẩm cá tra, basa khác nhau XK, cá tra đông lạnh (HS 03) vẫn chiếm đến 98,89%, cá tra chế biến chỉ chiếm 1,11% tổng giá trị NK. Trong đó, 65% sản phẩm cá tra chế biến XK sang thị trường EU.

Mặc dù đã cố gắng đa dạng hóa sản phẩm XK bằng cách tận dụng tối đa từ chính phẩm tới cả phụ phẩm, chế phẩm (da cá, bao tử, bong bóng, mỡ, thịt vụn, getalin…), hay phối kết hợp với các loại rau củ, thủy sản, tẩm ướp gia vị để ra sản phẩm mới nhưng tỷ trọng hàng GTGT vẫn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong tổng giá trị XK.

Theo phản ánh của các DN XK cá tra, việc đổi mới sản phẩm XK đến nay vẫn do yêu cầu từ thị trường, khách hàng hay tự thân DN sáng tạo, tìm tòi. Nhưng do hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu của Nhà nước tại thị trường nước ngoài yếu, chiến lược marketing, thuyết phục khách hàng chưa cao nên nhiều sản phẩm mới sản xuất thử nghiệm chưa thực sự thành công. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, giá hàng GTGT cao hơn so với hàng đông lạnh nên ít đối tác đặt hàng hoặc đơn hàng nhỏ, không thường xuyên. Trong khi đó, chi phí sản xuất, nhân công trong sản xuất, thăm dò thị trường cao khiến cho DN không lời.

Hiện nay, thay vì mua sản phẩm cá tra đông lạnh về EU sau đó thực hiện công đoạn rã đông rồi tẩm, ướp gia vị nhiều khách hàng Châu Âu đang mua sản phẩm cá tra tươi rồi thực hiện tẩm ướp gia vị để làm một số mặt hàng GTGT như: Basa burger, Marinaded butterfly; Marinaded fillet… ngay tại nhà máy Việt Nam. Nếu những dự án kết hợp này thành công, nhiều DN chế biến cá tra sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng sản phẩm chế biến trong cơ cấu XK.

Nhu cầu của nhiều thị trường NK, nhất là EU đối sản phẩm cá tra GTGT trong tương lai là khá lớn. DN nhận thức được tiềm năng cho nhóm hàng này nhưng lại còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm mới. Trong 10 - 15 năm nữa, để đạt được mục tiêu chiến lược mà chính phủ đã đề ra là nâng cao tỷ trọng hàng thủy sản GTGT và phát triển bền vững, làm như thế nào để đẩy tỷ lệ hàng GTGT chiếm dưới 1,5% tổng GTXK trong năm 2015 lên 50% trong năm 2020 quả là bài toán khó cho cả Nhà nước và DN.

Tạ Hà

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang