• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm sú chiếm 50% tổng xuất khẩu tôm sang Australia

Nguồn tin: Vasep, 07/10/2015
Ngày cập nhật: 8/10/2015

Australia là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn. Mỗi năm, Australia có nhu cầu nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD. Các loại thủy sản Việt Nam được thị trường Australia ưa chuộng nhất là tôm, cá chẽm, cá basa…

8 tháng đầu năm nay, XK thủy sản từ Việt Nam sang Australia đạt gần 115 triệu USD trong đó tôm chiếm gần 63% tổng lượng XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. XK tôm Việt Nam sang Australia trong 8 tháng đầu năm nay đạt 72,7 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 4% tổng XK tôm của Việt Nam.

Mặc dù XK tôm sang thị trường này giảm theo xu hướng giảm chung của NK tôm thế giới nhưng Australia vẫn là thị trường tiềm năng đối với tôm Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam.

Australia đứng thứ 7 về NK tôm của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Canada.

Tôm sú là sản phẩm XK chủ yếu của Việt Nam sang Australia. 8 tháng đầu năm 2015, XK tôm sú sang thị trường này đạt gần 36 triệu USD, chiếm 50% tổng XK tôm của Việt Nam sang thị trường này trong khi cùng kỳ năm ngoái tôm sú chiếm tỷ trọng 63%.

7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Australia, chiếm gần 32% tổng NK tôm vào thị trường này. Trung Quốc và Thái Lan lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 với 29% và 20%.

Thị trường Australia chủ yếu NK tôm đông lạnh nguyên liệu (mã HS 030617) với 102,6 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm 64% tổng NK tôm vào thị trường này. Tôm chế biến đông lạnh (mã HS 160521 và 160529) đứng thứ 2 với 56,8 triệu USD; chiếm 35% tổng NK tôm vào thị trường này.

Tính tới tháng 7 năm nay, đối với sản phẩm tôm đông lạnh NK vào Australia, Việt Nam chiếm 21,5% thị phần, Trung Quốc 37%. Tuy nhiên, đối với sản phẩm tôm chế biến, Việt Nam giữ ngôi vị quán quân với thị phần áp đảo 50,2%, trong đó sản phẩm tôm chế biến đóng hộp kín khí chiếm tỷ trọng chi phối 62,6%, tôm chế biến không đóng hộp kín khí chiếm 43% thị phần.

XK tôm nguyên liệu và chế biến của Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam) sang Australia đều giảm mạnh trên 50%. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần trên thị trường Australia. Tuy nhiên, tôm chế biến của Việt Nam lại phải cạnh tranh mạnh hơn với Thái Lan do thị phần tôm chế biến của nhà cung cấp này đang tăng trên thị trường Australia.

Trong 7 tháng đầu năm nay, giá XK tôm của Việt Nam sang Australia khá cạnh tranh so với Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá giữa các nước cung cấp tôm cho Australia không lớn. Chính điều này lại tạo ra sức ép cho các nhà XK tôm Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.

Do nhu cầu lớn nên Australia là một trong những thị trường hấp dẫn cho XK tôm Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Australia đòi rất cao về các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam cũng nên tìm hiểu kỹ kênh phân phối tại Australia để khi hàng hóa đưa vào sẽ được lưu thông thuận lợi.

Ngoài việc tận dụng triệt để các mức ưu đãi thuế quan từ FTA, việc đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ giúp thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.

Kim Thu

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang