• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa)

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 02/10/2015
Ngày cập nhật: 5/10/2015

Xưởng sản xuất của Công ty CP Sông Việt tại xã Hải Bình đìu hiu do không đủ nguyên liệu vận hành.

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển. Theo đó, hoạt động chế biến thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Gần đây, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp chế biến hải sản ở Tĩnh Gia.

Theo chân một cán bộ xã Hải Bình, chúng tôi tìm đến nhà máy chế biến bột cá của Công ty CP Sông Việt đóng tại khu vực cảng cá Lạch Bạng. Một khung cảnh vắng lặng đìu hiu bao trùm lên nhà máy từng chế biến 200 tấn bột cá mỗi ngày này. Anh Lê Anh Tiến, giám đốc nhà máy, cho biết: Từ đầu năm 2015 đến nay, nguyên liệu đầu vào thiếu hụt. Thời điểm hiện tại, nhà máy chỉ thu mua được trung bình từ 20 đến 30 tấn cá tươi/ngày khiến hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động kéo dài. Những hôm có nguyên liệu, nhà máy cũng chỉ hoạt động được khoảng 10% công suất. Thực trạng trên đang khiến công ty lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy, kéo theo hàng loạt hệ lụy. Đầu tiên là việc làm của 50 công nhân bị gián đoạn, thu nhập đang từ chỗ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng thì mấy tháng qua chỉ còn hơn 1 triệu đồng/người/tháng. Việc hoạt động cầm chừng, không đủ đơn hàng khiến doanh thu của công ty giảm mạnh, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì tương lai của doanh nghiệp chưa biết sẽ như thế nào?

Cùng trong khu vực cảng cá Lạch Bạng huyện Tĩnh Gia, nhiều công ty, cơ sở chế biến hải sản lớn khác cũng trong tình cảnh tương tự. Đáng nói nhất là Công ty CP Thương mại vận tải và chế biến hải sản Long Hải với các sản phẩm chả cá, bột cá, cá phi - lê xuất khẩu sang Nhật Bản, nhiều nước châu Âu, nay cũng hoạt động không hết công suất. Một doanh nghiệp lớn khác là nhà máy chế biến thủy sản của Công ty CP Thủy sản Ngọc Sơn nhiều thời điểm phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu. Không chỉ có các doanh nghiệp lớn, hàng nghìn cơ sở chế biến tư nhân ở các xã Hải Thanh, Hải Bình... cũng thiếu nguyên liệu đầu vào.

Để tìm hiểu vấn đề quy hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào và phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản, chúng tôi đã làm việc với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia. Được biết trên địa bàn huyện hiện có 45 doanh nghiệp và gần 400 cơ sở tư nhân chuyên thu mua, chế biến hải sản. Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp đã đạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất để có thể xuất khẩu vào thị trường EU, Hoa Kỳ, một số nước phát triển ở châu Á. Hàng hóa hải sản chất lượng cao như sứa khô, chả cá surimi, cá hấp, mực khô lột da... được xuất khẩu với tổng giá trị khoảng 15 triệu USD mỗi năm. Nhiều mặt hàng hải sản thành phẩm khác, trong đó có nước mắm Do Xuyên - Ba Làng được đăng ký sở hữu, nhãn hiệu hàng hóa... Tổng nhu cầu hải sản đầu vào mỗi năm của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến này khoảng 200.000 tấn.

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có hơn 100 tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần nghề cá, chuyên thu mua hải sản trên biển về nhập cho các cơ sở chế biến trong huyện. Tuy nhiên, sản lượng thu mua của các phương tiện hậu cần này mỗi năm cũng chỉ đáp ứng được khoảng 100.000 tấn, bằng 50% nhu cầu. Nếu tính cả sản lượng khai thác trên biển (khoảng 26.000 tấn/năm) và sản lượng thủy sản nuôi trồng trong huyện (khoảng 4.000 tấn/năm) thì mỗi năm huyện Tĩnh Gia cũng thiếu 70.000 tấn hải sản phục vụ công tác chế biến. Rõ ràng, công tác quy hoạch giữa sản lượng nguyên liệu đầu vào và năng lực chế biến của huyện Tĩnh Gia đang có sự mất cân đối, cần phải điều chỉnh cho hợp lý.

Thời gian gần đây, một vấn đề khác nảy sinh là các cửa lạch, bến cá, cảng cá trên địa bàn huyện đang bị bồi cạn, làm cản trở trong hoạt động thu mua hải sản của các tàu thuyền lớn khiến nhiều tàu thuyền phải đi nơi khác cập bờ hoặc bán nguồn hải sản khai thác được ngay trên biển cho các tàu thu mua ở nơi khác. Vì vậy, nếu các ngành chức năng hỗ trợ huyện trong việc nạo vét, luồng lạch cho tàu thuyền vào các bến trên địa bàn, sẽ góp phần quan trọng “khơi thông” đầu vào cho chế biến thủy sản ở Tĩnh Gia.

Lê Đồng

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang