• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc Tận dụng cơ hội, chủ động phòng ngừa rủi ro

Nguồn tin: Thương Mại Thuỷ Sản, 21/08/2015
Ngày cập nhật: 22/8/2015

Sản phẩm cá tra ngày càng được lòng người tiêu dùng Trung Quốc

Sự trỗi dậy của một số thị trường mới nổi như trung quốc đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu cá tra việt nam trong khi các thị trường chủ lực truyền thống như mỹ và eu đang sa sút. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, còn có rất nhiều rủi ro và thách thức đối với xuất khẩu cá tra việt nam sang thị trường trung quốc.

Cứu cánh thị trường cá tra?

Những năm gần đây kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, điều kiện sống người dân tăng lên đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản. Trung Quốc dù là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu, nhưng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, hằng năm nước này cũng phải chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản từ các quốc gia như Nga, Hoa Kỳ, Na Uy, các quốc gia Đông Nam Á.

Trong số các quốc gia cung ứng thủy sản cho Trung Quốc thì Việt Nam đang ngày càng mở rộng thị phần, trong đó sản phẩm cá tra ngày càng được người tiêu dùng nước này ưa chuộng. Do thuận lợi về mặt địa lý, ngày càng có nhiều DN Trung Quốc nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam trong đó có cá tra. Các DN Việt Nam cũng đang chủ động mở rộng thị trườngTrung Quốc - một thị trường đầy tiềm năng với lượng tiêu thụ được dự báo sẽ rất lớn và yêu cầu đối với sản phẩm cũng không quá cao để đối phó lại khó khăn tại các thị trường khác như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nga, Brazil hiện nay.

Theo thống kế, năm 2013, xuất khẩu cá tra sang thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng 5% tổng giá trị XK cá tra của Việt Nam, năm 2014 là 6.4% với kim ngạch XK hơn 113 triệu USD. Riêng quí I/2015 cho thấy sự tăng trưởng NK mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc với hơn 30 triệu USD, chiếm 8.4%.

Ông Nguyễn Văn Ký, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang (Agifish) cho biết, trong khi các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nga… đều giảm thì XK cá tra sang thị trường Trung Quốc lại đang tăng khá mạnh. Ngoài các thị trường truyền thống, từ đầu năm đến nay Agifish XK mỗi tháng khoảng 40 – 50 container cá tra sang Trung Quốc. Ông Ký đánh giá, tuy sức mua không ổn định, giá thấp hơn các thị trường khác, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn là nơi “gỡ khó” khi thị trường XK truyền thống gặp khó khăn.

Bên cạnh Agifish, các công ty chế biến phi lê cá tra khác cũng tích cực khai thác và mở rộng thị trường này. Đại diện Công ty Cổ phần Thuỷ sản Trường Giang, cho biết công ty đang XK trung bình mỗi tháng khoảng 50 container cá tra sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Mức giá dao động phổ biến từ 2,2 – 2,3 USD/kg dạng philê, bằng với giá một số thị trường khác chứ không hề thấp hơn. Theo ước tính của các DN, hiện tại lượng cá cá tra XK sang Trung Quốc tính trung bình mỗi tháng khoảng trên dưới 400 container.

Bện cạnh lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cá tra Việt Nam còn ưu thế rất lớn về giá. So với cá rô phi sản xuất tại Trung Quốc có giá hơn 3 USD/ kg, thì cá tra NK từ Việt Nam vẫn “mềm” hơn nên được người tiêu dùng lựa chọn. Việc thị trường Trung Quốc tương đối dễ tính đang hút cá tra đã giúp cải thiện đáng kể đầu ra từ đó kích thích tăng giá cá tra nguyên liệu trong nước. Triển vọng XK cá tra của Việt Nam đang được mở ra ở thị trường Trung Quốc sẽ giúp ngành hàng cá tra tăng trưởng bù đắp cho thị trường Mỹ và EU vào các quí kế tiếp.

Cần phải thận trọng

Nhằm chia sẽ kinh nghiệm cũng như thông tin XK cá tra mới nhất vào thị trường Trung Quốc, chiều ngày 25/05/2015, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Thị trường Trung Quốc: Cơ hội và thách thức”. Đại diện lãnh đạo một số DN có XK cá tra vào thị trường này đã tham dự và đồng tình cho rằng, mặc dù được nhận định là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên XK sản phẩm cá tra vào thị trường Trung Quốc vẫn không ít rủi ro. Do đó, để XK vào thị trường này, ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo các DN cần phải thận trọng và tìm hiểu thật kỹ thông tin để tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

Như do chênh lệnh về thuế suất (thuế VAT) và thuế NK 17% nên hầt hết các nhà NK Trung Quốc yêu cầu nhập hàng qua đường tiểu ngạch. Theo phương thức XK này, cự ly vận chuyển cũng gần hơn và đơn giản hơn đường biển nên có nhiều thuận lợi cho thương nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, XK qua đường tiểu ngạch sẽ làm tăng chi phí cũng như rủi ro trong khâu thanh toán cho các nhà XK Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc không yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm cả tra

Cụ thể, do cơ sở vật chất, kho lạnh và phương tiện vận chuyển còn nhiều hạn chế nên mặc dù đoạn đường ngắn hơn nhưng thời gian xuất sẽ kéo dài do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm thủy sản, làm gia tăng chí phí cho phía DN Việt Nam. Đồng thời khâu thanh toán cũng chồng chéo, phức tạp, không thông qua con đường chính thống nên rủi ro rất lớn.

Ngoài ra, báo cáo của Công ty Wuhan Lanesync co., cũng cho thấy chỉ có 15% số nhà hàng Trung Quốc có món ăn cá tra, phần lớn sản phẩm cá tra NK không có tiêu chuẩn ngành, với chất lượng không đồng nhất chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên chưa có bất kỳ một thương hiệu cá tra nổi tiếng nào tại đây, nhất là tình trạng thông tin không thống nhất giữa người mua và người bán cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động giao thương sản phẩm cá tra.

Chính vì thế, để đẩy mạnh XK, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo DN đã đề nghị thành lập một trung tâm nhằm tiêu chuẩn hóa sản phẩm, qui trình kiểm nghiệm tất cả sản phẩm cá tra XK sang thị trường Trung Quốc, nâng cao chất lượng, hỗ trợ thông tin cho DN, liên kết với hệ thống ngân hàng hỗ trợ DN trong khâu thanh toán, đẩy mạnh XK chính ngạch từ đó tiết giảm chi phí cho DN tiến tới xây dựng thương hiệu cá tra tại thị trường này.

Đỗ Văn Thông

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang