• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bộ NNPTNT quyết giữ quy định về tỷ lệ mạ băng cá tra

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 14/01/2015
Ngày cập nhật: 16/1/2015

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định tỷ lệ mạ băng tối đa không quá 10% và hàm lượng nước tối đa trong cá tra phi lê đông lạnh không quá 83% (tương ứng với mức tăng trọng là 15%) là có đủ độ tin cậy, cơ sở khoa học, và thực tiễn. Quy định này nhằm từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm cá tra Việt Nam, và do đó, Bộ sẽ giữ nguyên quy định này cho dù nhiều doanh nghiệp phản đối.

Đây là kết luận trong văn bản số 293/BNN-QLCL ra ngày 13-1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT). Văn bản này trả lời công văn số 699-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang và UBND một số tỉnh ĐBSCL kiến nghị về tháo gỡ khó khăn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 (Nghị định 36) đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

Về kiến nghị bỏ quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%, các doanh nghiệp cho rằng quy định như vậy là cứng nhắc và thị trường nhập khẩu không yêu cầu thì tại sao lại phải quy định như vậy để gây khó cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ NNPTNT giải thích rằng, mục đích của việc mạ băng là để bảo vệ sản phẩm nhằm giảm thiểu khả năng mất nước (cháy lạnh) gây suy giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh.

Theo hướng dẫn của Ủy ban Thực phẩm quốc tế (CODEX), tỉ lệ mạ băng để đạt mục tiêu công nghệ thông thường là không quá 5%. Do đó, quy định tỉ lệ mạ băng không được vượt quá 10% tại Nghị định 36 là cần thiết, phù hợp và đủ linh hoạt cho các doanh nghiệp trong chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chất lượng tốt để xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại.

Liên quan tới kiến nghị của các doanh nghiệp về quy định hàm lượng nước tối đa cho phép ở mức 83% là thiếu cơ sở khoa học, cần điều chỉnh thay đổi, Bộ NN&PTNT cho hay, Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) triển khai Đề tài khoa học cấp cơ sở nghiên cứu bổ sung về hàm lượng nước trong cá tra phi lê đông lạnh.

Kết quả cho thấy, việc sử dụng phụ gia vừa đủ (tương ứng với hàm lượng nước là 83% và tỷ lệ tăng trọng là 15%) là đã đạt được mục đích cải thiện chất lượng cảm quan, chống mất nước sau rã đông.

Nếu lạm dụng phụ gia (ngâm quay kéo dài) dẫn đến hàm lượng nước là 85% - 86% thì tỷ lệ tăng trọng sẽ tương ứng từ 35% đến hơn 40%, có thể bị coi là gian lận thương mại, làm suy giảm chất lượng sản phẩm cá tra phi lê, bán giá thành thấp và dẫn đến nguy cơ cá tra Việt Nam bị cáo buộc, áp thuế chống bán phá giá tại các thị trường. Việc chấp nhận điều này cũng tương tự việc chấp nhận bơm tạp chất vào tôm và bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ.

“Như vậy, quy định tỷ lệ mạ băng tối đa không quá 10% và hàm lượng nước tối đa trong cá tra phi lê đông lạnh không quá 83% (tương ứng với mức tăng trọng là 15%) là có đủ độ tin cậy, cơ sở khoa học, và thực tiễn để từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm cá tra Việt Nam,” Thứ trưởng Vũ Văn Tám khảng định trong công văn.

Theo Bộ NNPTNT, hiện nay, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu qua các doanh nghiệp nhập khẩu, chứ không trực tiếp đến hệ thống bán lẻ, nên sự thay đổi này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà nhập khẩu và cả doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam; cho nên điều này lý giải vì sao các nhà nhà nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phản ứng quyết liệt và không muốn thay đổi.

Các doanh nghiệp kiến nghị thay vì quy định cứng nhắc 10% và 83% thì nên quy định doanh nghiệp phải ghi rõ về tỉ lệ mạ băng và dộ ẩm trên sản phẩm. Song, văn bản này nêu rõ, việc không kiểm soát chất lượng và để tự doanh nghiệp kê khai đã diễn ra trước khi có Nghị định 36, và hậu quả là dẫn đến khủng hoảng toàn diện ngành cá tra như thời gian qua.

Mặc dù quy định trên đã được Bộ NNPTNT lùi lại một năm tức thời gian áp dụng sẽ từ ngày 1-1-2016 thay vì đầu năm 2015 như quy định trước đó. song Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho hay, cá tra chỉ nằm trong phân khúc cấp thấp của cá thịt trắng trên thị trường thế giới và việc Bộ vẫn cứng nhắc quy định như vậy sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải đóng cửa vì tăng giá sản phẩm sẽ không có ai mua.

Hiện, Bộ NNPTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội cá tra Việt Nam và Vasep để trao đổi kế hoạch triển khai thực hiện.

Thùy Dung

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang